Khủng hoảng Asanzo và cách ứng xử với OEM/VAR

Diendandoanhnghiep.vn Vấn đề ở chỗ chúng ta chọn VAR hay OEM? Tức là chọn sản xuất thiết bị gốc và nắm bản quyền hay chọn trở thành bên gia công và bán hàng?

Thật ra những doanh nghiệp như Asanzo chỉ là kết quả của một nền công nghiệp chậm phát triển. Nương tựa theo cơn bĩ cực ấy và tâm lý khát khao sở hữu thương hiệu là mảnh đất màu mỡ để “đi tắt đón đầu”.

Sự việc của Asanzo hay Khaisilk - vì thế cũng phản ánh những góc khuất chí tử trong nền kinh tế tri thức ở Việt Nam: Thiếu nền tảng kỷ thuật và lỗ hổng thể chế quá lớn.

Tiếp theo đó là cái hại khi phải ở quá gần “công xưởng thế giới”, cái gì không làm được cũng có thể mua, thậm chí mua rất rẻ và rất dễ. Trong môi trường như thế dễ làm con người mất động lực sáng tạo tìm tòi.

Sản xuất tivi thật sự không đòi hỏi công nghệ quá cao siêu, minh chứng là tất cả những công nhân của Asanzo chỉ học một ngày, dây chuyền chỉ 6 công đoạn, ông Phạm Văn Tam thừa nhận “chúng tôi có dây cáp nguồn, vỏ hộp, bao bì và…công nhân”.

Thực sự mà nói, những gì ông Tam và Asanzo có trong mỗi chiếc tivi cũng chính là thứ mà Việt Nam có trong ngành kinh tế giàu chất xám này.

Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á về xuất khẩu linh kiện điện tử - mới nghe qua con số hẳn ai cũng đánh giá Việt Nam đích thị là cường quốc công nghệ.

Nhưng không phải, 95% kim ngạch xuất khẩu đến từ doanh nghiệp FDI, tương ứng với khoảng 70 tỷ USD được làm ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bị chuyển ra nước ngoài.

Vậy, cuối cùng chúng ta có được gì? Giải quyết việc làm, ổn định đời sống, có nguồn thu thuế…? Vậy thì không tạo ra bất cứ thứ gì có thể nâng đỡ cho nền kinh tế tri thức cả.

Nền kinh tế này cần có nhà khoa học, viện nghiên cứu, thung lũng silicon và những bộ óc quản lý trông rộng nhìn xa chứ không cần số lượng lao động đông đảo, giá rẻ, kém kỷ luật, cam chịu…

Chúng ta đang sống trong thời đại sản xuất hàng hóa mang đặc trưng giữa OEM và VAR. Có thể hiểu đơn giản: Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) là một công ty sản xuất một sản phẩm cơ bản hoặc một sản phẩm thành phần.

OEM và VAR gắn chặt nhau như hình với bóng (Ảnh: Internet)

OEM và VAR gắn chặt nhau như hình với bóng (Ảnh: Internet)

Một đại lý bán lẻ giá trị gia tăng (VAR) là một công ty mua sản phẩm gốc hoặc sản phẩm thành phần từ OEM và sau đó thêm vào giá trị của nó bằng cách tích hợp các tính năng hoặc dịch vụ cho sản phẩm hoặc bằng cách kết hợp nó vào một sản phẩm lớn hơn trước khi bán lại nó cho người dùng cuối.

Nếu doanh nghiệp OEM chỉ bán thiết bị cho doanh nghiệp đối tác, thì VAR bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng - khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị. Từ hai đặc điểm này có thể làm hệ quy chiếu để tìm ra đâu là nền kinh tế OEM và đâu là nền kinh tế VAR.

Hầu như mọi sản phẩm công nghệ cao hiện nay như xe hơi, thiết bị thông minh đều sống bằng OEM và VAR. Ví dụ, Iphone cần đến 200 nhà cung cấp linh kiện, sản xuất tại Trung Quốc và bán khắp thế giới thông qua chiến lược makerting của Apple.

Nên bản thân Apple cũng là một VAR. Nhưng Apple vẫn là của Mỹ, vì người Mỹ nắm quyền sở hữu trí tuệ - họ nắm quyền thiết kế thiết bị và đặt hàng mang về lắp ráp.

Chiếc máy bay Boeing của Mỹ do 18 nước sản xuất cấu kiện mang về lắp ráp thành phẩm…

VAR và OEM cần nhau như hình với bóng, OEM giúp VAR hoàn thiện sản phẩm và ngược lại - VAR giúp OEM mang sản phẩm ra thị trường. Đây là một xu thế có nguyên nhân trực tiếp từ lợi thế cạnh tranh như giá cả lao động, tài nguyên thiên nhiên.

Về sâu xa, quá trình này là kết quả của phân công lao động xã hội, giúp tối ưu hóa kỹ năng, lợi thế của từng quốc gia, từng vùng miền.

Vấn đề ở chỗ chúng ta chọn VAR hay OEM? Tức là chọn sản xuất thiết bị gốc và nắm bản quyền hay chọn trở thành bên gia công và bán hàng?

Từ vụ việc của Asanzo cho thấy nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là VAR, điều này không có gì bàn cãi, cái cần làm rõ ở đây là tính minh bạch, chân thành của những doanh nghiệp lắp ráp muốn “tăng giá trị thặng dư” bằng cách khai thác yếu tố tinh thần - trong trường hợp này là mạo danh thương hiệu.

Vấn đề quan trọng bây giờ là tìm cách ứng xử với OEM/VAR. Thật sự với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, OEM là thứ rất khó - nhưng đó là cái cần thiết để trở thành cường quốc công nghệ.

Hẳn nhiên, mọi doanh nghiệp có thể dùng VAR nhưng không thể theo cách của Asanzo hay Khaisilk. Mọi doanh nhân có thể tận dụng lợi thế từ các nhà cung ứng linh kiện, nhưng cũng cần thái độ chân thành để không mang tiếng lừa đảo khách hàng.

Đó là gì? Hãy có một đăng ký bản quyền về thiết kế tivi sau đó đặt hàng các nhà sản xuất thiết bị theo thiết kế của riêng mình chứ không phải lượm lặt trên thị trường về lắp ráp ra một sản phẩm mà chính chủ nhân của nó không có bản vẽ thiết kế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khủng hoảng Asanzo và cách ứng xử với OEM/VAR tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713877478 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713877478 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10