Khủng hoảng Biển Đen: Nga sẽ nổ súng?

Trương Khắc Trà 29/11/2018 11:30

Về lý thuyết, Nga và Ukraine có thể sẽ phát động cuộc chiến tranh vũ trang để giải quyết mâu thuẫn, nhưng trên thực tế đó là điều không hề đơn giản.

Ngày 26/11 vừa qua, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu thông qua đề xuất ban bố tình trạng thiết quân luật của Tổng thống Proshenko. Hành động này có nghĩa, các lực lượng vũ trang chính thống của Kiev đã “vào vị trí”.

Từ khi Crimea sáp nhập vào Nga cho đến nay, quan hệ giữa Nga và Ukraine có vẻ ngày một xấu thêm. Năm 2003, hai bên ký một hiệp ước về hợp tác và sử dụng biển Azov và eo biển Kerch và xem đây là “tài sản chung”.

Nhưng năm 2017, Nga đơn phương ban hành đạo luật cho phép nước này khước từ tiếp cận biển Azov với bất cứ phương tiện nào. Bất chấp lệnh cấm, Ukrane bổ sung thêm 2 chiến hạm trên biển Azov, đồng thời tham gia tập trận với NATO.

Đỉnh điểm căng thẳng khiến Nga “tuýt còi” 3 tàu của Ukraine hôm 25/11 vừa qua tại eo biển Kerch. Vụ việc nhanh chóng lan tỏa đến Liên Hợp Quốc và cả NATO, đương nhiên không thể không tác động đến Washington.

Khí tài Nga tăng lên 3 lân ở biên giới với Ukraine

Khí tài Nga tăng lên 3 lần ở biên giới với Ukraine

Có thể bạn quan tâm

  • Khủng hoảng Biển Đen và phép thử của Nga dành cho Mỹ

    Khủng hoảng Biển Đen và phép thử của Nga dành cho Mỹ

    11:01, 28/11/2018

  • Nhiều công ty EU lén lút làm ăn với Crimea bất chấp lệnh trừng phạt

    Nhiều công ty EU lén lút làm ăn với Crimea bất chấp lệnh trừng phạt

    22:15, 18/08/2016

  • Máy bay quân sự Nga chở 92 người rơi ở Biển Đen

    Máy bay quân sự Nga chở 92 người rơi ở Biển Đen

    16:56, 25/12/2016

  • Khẩn trương tìm kiếm nạn nhân trong vụ máy bay rơi ở Biển Đen

    Khẩn trương tìm kiếm nạn nhân trong vụ máy bay rơi ở Biển Đen

    19:58, 25/12/2016

Liệu Nga và Ukraine có nổ súng để giải quyết mâu thuẫn hiện nay? Mấu chốt vấn đề phụ thuộc vào hành động của Moscow; không ngẫu nhiên, ông Putin ra tay vào thời điểm này mà không phải trước đó. Thật ra mối quan hệ giữa Nga và Ukraine không đơn giản như nhiều người nghĩ - luôn tồn tại gạch nối lịch sử bền chặt.

Và nếu lật lại vụ Crimea, chưa hẳn Ukraine mất đi một bán đảo nhỏ mà cư dân gốc Nga chiếm đa số. Sự kiện Crimea chỉ là hệ quả ngẫu nhiên của cuộc đảo chính Tổng thống Yanukovych, và cho đến nay ai đứng sau vụ chính biến này vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác.

Nhưng rất trùng hợp, cuộc lật đổ ở Kiev 4 năm về trước chính là nguyên nhân kéo theo những cuộc biểu tình thân Nga ở miền Đông và miền Nam Ukraine - nơi đa số dân cư là người gốc Nga. Những diễn biến sau đó dẫn đến khủng hoảng Krym 2014.

Nga và Ukraine có mối quan hệ về công nghiệp quốc phòng lâu đời. Những năm 80, Ukraine là một trong những trung tâm công nghiệp quốc phòng của Liên Xô, chiếm 30% các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Liên Xô với khoảng 750 nhà máy và 140 tổ chức khoa học và kỹ thuật, sử dụng khoảng 1,5 triệu lao động vào thời điểm đó.

Sự kiện 1991 đã khiến một cường quốc quân sự bị chia năm xẻ bảy, nhiều cơ sở công nghiệp quốc phòng nằm rải rác ở nhiều quốc gia tuyên bố độc lập ly khai. Để tránh thiệt hại, Moscow đã thắt chặt mối quan hệ với Ukraine, cho đến nay chắc chắn nhiều bí mật vũ khí còn là tài sản chung của hai bên.

Đến sau những năm 90, Nga là điểm đến hàng đầu cho các mặt hàng xuất khẩu quân sự của Ukraine, chiếm 68%, tương đương 620 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, con số đó giảm dần cho đến khi Kiev trở thành đối thủ cạnh tranh xuất khẩu vũ khí với Nga.

Một vài nguồn tin sau đó cho rằng Ukraine đã phá vỡ cam kết với Nga. Nước này đã chuyển cho Trung Quốc những bí mật về thiết kế động cơ được sử dụng trong tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27SK Flanker của Nga-Ukraine. Những thiết kế này sau đó được sử dụng như là nguyên mẫu cho máy bay chiến đấu J-11B của Trung Quốc.

Sự hợp tác giữa Nga và Ukrnaine còn thể hiện trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ, rất khó lượng hóa hai bên sẽ thiệt hại bao nhiêu nếu mối quan hệ ngoại giao có chiều hướng xấu dần đi.

Tuy nhiên, viễn cảnh tươi sáng ở Đông Âu có thể là mối họa với NATO và Mỹ. Liệu có hay không một âm mưu phá hoại cũng như “đạo diễn” màn đảo chính ở Kiev hồi năm 2014 đến từ phương Tây?

Và bây giờ, Moscow có đủ dũng cảm nổ súng tấn công Kiev? Đó chắc chắn là bước đi liều lĩnh với Putin.

Thứ nhất, mâu thuẫn chưa đủ để phía Nga động binh, mặc dù số lượng khí tài tiến sát biên giới Ukraine được cho tăng lên 3 lần trong những ngày gần đây. Thứ hai, người láng giềng không phải là “tay mơ”, Kiev đủ “đồ chơi” để đáp trả gây tổn thất vùng lãnh thổ bờ Tây phía Nga.

Hơn nữa, Putin là chính trị gia lão luyện, chặn bắt tàu Ukraine chỉ là đòn nháp thử lòng Washington, đồng thời cũng là bài “test” thái độ của Kiev đối với màn chào mời lôi kéo từ phương Tây.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khủng hoảng Biển Đen: Nga sẽ nổ súng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO