Kịch bản cho suy thoái

Diendandoanhnghiep.vn Cách đây vài tháng, nhiều tổ chức và chuyên gia khuyến nghị Việt Nam phải sẵn sàng kịch bản giá hàng hóa năng lượng toàn cầu tăng cao...

Khan hiếm năng lượng đang đẩy nhiều quốc gia vào nỗi lo suy thoái. (Ảnh: Reuters)

Khan hiếm năng lượng đang đẩy nhiều quốc gia vào nỗi lo suy thoái. (Ảnh: Reuters)

>>> Doanh nghiệp ứng phó với suy thoái: Giữ đơn hàng, giữ dòng tiền

Đi cùng với điều đó, sẽ là lạm phát đỉnh.

Diễn biến hiện tại có phần đổi khác khi, lạm phát của những nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh vẫn ở mức rất cao, dẫn đến hàng loạt quyết định tăng lãi suất để “trị” lạm phát. Và trong đầu tuần cuối tháng 9, giá dầu lại đã đi xuống, lao thủng mốc 85 USD/ thùng, phản ánh mức lo ngại của người tiêu dùng.

Giá dầu lao dốc cũng được xem là hiệu ứng từ một số hợp đồng đàm phán dầu của một số quốc gia châu Âu, để thoát Nga trong ràng buộc cung cấp năng lượng, khi cuộc chiến Nga-Ukraine đã và đang lần lượt viện dẫn, sử dụng, mài mòn mọi vũ khí ứng phó từ vũ trang quân sự, thanh toán quốc tế đến Petrodollas...

Tuy nhiên, các diễn biến trên thị trường dầu cũng không có gì là chắc chắn. Bởi nếu như trong quý III, theo tính toán của Reuters, là quý mà thị trường vàng đen đã ghi nhận quý mất mát đầu tiên trong vòng 2 năm của hai mặt hàng dầu chuẩn Brent và WTI với mức giảm lần lượt là 23% và 25%; thì những ngày đầu tháng 10, giá dầu lại có tín hiệu leo dốc khi: OPEC+ dự kiến cắt giảm sản lượng cung dầu. Mức dự kiến xem xét cắt giảm sản lượng dầu mỏ cho tháng 11 của OPEC+ là mức hơn 1 triệu thùng/ngày, cao hơn số lượng dự báo từ 500.000 đến 1 triệu thùng/ngày đưa ra.

Động thái giảm sản lượng hơn mức dự kiến này của OPEC+, theo Reuters, có nguy cơ thúc đẩy giá dầu vào thời điểm mà hầu hết thế giới đang đấu tranh để giảm chi phí năng lượng. Và thế giới theo đó, vừa phải đối mặt lạm phát đang ở đỉnh, vừa có khả năng rơi vào kịch bản suy thoái kinh tế khi giá năng lượng đắt đỏ hơn và đồng tiền cũng trở nên đắt đỏ vì các chính sách thắt chặt. 

Vẫn dẫn đầu bởi nước Mỹ, kịch bản suy thoái, hay đúng hơn là kịch bản đình lạm theo đó, có thể sẽ diễn ra sớm hơn.

Việt Nam đã “chậm hơn” nhiều quốc gia trong việc chịu tác động của Covid-19, và cũng chậm hơn hàng chục quốc gia trong quyết định nâng lãi suất để ứng phó lạm phát, điều mà NHNN vừa thực thi mới đây. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không phải trải qua đại dịch hay nỗi phấp phỏng vì lo âu tác động của lạm phát, với chi phí nhập khẩu lạm phát tăng ở ngoài vòng kiểm soát, cho dù là giá xăng dầu nội địa đã giảm đáng kể. 

Theo TS Võ Trí Thành, Chuyên gia Kinh tế, Việt Nam có thuận lợi khi đi sau, rút kinh nghiệm và tránh những quyết định “quá mức”. Việc đi sau lần này, với những ứng phó linh hoạt của các nhà quản lý suốt thời gian qua, hy vọng sẽ đưa Việt Nam vượt lên những tác động đình lạm. Song dù vậy, chuẩn bị một kịch bản đầy đủ cho suy thoái toàn cầu - điều đã diễn ra chỉ mới ở đầu chu kỳ 10 năm trước - ngay lúc này cũng là sự ứng phó không sớm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kịch bản cho suy thoái tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713270820 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713270820 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10