Dịch bệnh COVID-19 mang lại nhiều tổn thất trên phạm vi toàn cầu, để khắc phục hậu quả, trước tiên phải thay đổi tư duy, thái độ.
Sẽ rất thừa thãi nếu chúng ta cứ ngồi đo đếm những thiệt hại do dịch bệnh COVID-19 gây ra và không thể cứ mãi thu mình trốn tránh với thực tại đang buộc chúng ta phải vùng lên hành động để thay đổi cục diện.
Dịch bệnh COVID-19 mang lại nhiều tổn thất trên phạm vi toàn cầu, để khắc phục hậu quả, trước tiên phải thay đổi tư duy, thái độ để nhìn thấy và nắm bắt vận hội mới.
Xin kể lại một câu chuyện nhỏ: Anh họ tôi làm việc trong ngành xây dựng, công việc đang trôi chảy bỗng nhiên dừng lại vì dịch bệnh, vốn ít thời gian rãnh rỗi và thuộc tuýp người của thế hệ trước nên anh không quan tâm đến mạng xã hội, và hoàn toàn mù tịt với khái niệm mua sắm trực tuyến.
Nhưng gần 6 tháng thất nghiệp, rảnh rang đã thay đổi hoàn toàn con người anh, biết gọi “facetime” thăm hỏi bạn bè, biết lục lọi trên Facebook và bắt đầu hứng thú với các sự kiện “livestream xả hàng”.
Tôi cho rằng, dịch bệnh COVID-19 đã thay đổi mạnh mẽ thói quen mua sắm, thị hiếu, phương cách sống của hàng tỷ người từ mọi ngóc ngách trên quả đất. Với các doanh nghiệp, đây là dữ liệu tham chiếu hết sức có giá trị, với một nền kinh tế, đây là cơ hội, đồng thời là thách thức.
Dẫu sao, chúng ta đã có một năm làm quen với sự xáo trộn, đối với tính chất mẫn cảm của nền kinh tế thị trường mà nói, chừng ấy thời gian là đủ để ngấm đòn và rút ra kết luận: 2021 không phải là năm phòng thủ mà là thời kỳ triển khai những hướng đi mới xuyên qua tâm bão.
Đặt trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đã dạm ngõ, rõ ràng COVID-19 đang hối thúc chúng ta mau chóng hoàn thiện hạ tầng số, số hóa, chuyển đổi số để bước vào nền kinh tế không tiếp xúc.
Từ khi ra đời, các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber,…đều tích hợp tính năng “gọi facetime”. Nhưng đến khi dịch bệnh bùng nổ, tính năng này mới thực sự bùng nổ thành công cụ chuyên biệt phục vụ làm việc từ xa.
Hay, cách đây nhiều năm chuỗi bán bánh pizza Little Caesars của Mỹ đã ra mắt ứng dụng cho phép thực khách đặt hàng trực tuyến. Ed Gleich - giám đốc sáng tạo của Little Caesars nói ngắn gọn: “Chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi đã chuẩn bị trước mọi thứ, nhưng rõ ràng không ai biết điều gì sắp xảy ra”.
COVID-19 làm thay đổi nền kinh tế ở hai sắc thái, một là thay đổi bị động như trường hợp trong câu chuyện trên, hai là thay đổi chủ động (đi tắt đón đầu) như câu chuyện tại Mỹ.
Với Việt Nam, chọn thay đổi chủ động hay bị động thay đổi? Tôi cho rằng, khả năng thay đổi chủ động của nền kinh tế Việt Nam là có, nhưng chưa đủ mạnh mẽ để an tâm sống chung với dịch bệnh. Vì thế, dịch bệnh tạo ra cú vấp khá lớn, chúng ta lại trở về với trạng thái bị động thay đổi. Tình hình lúc này giống như “người bơi trong nước lũ để tìm cách khỏi chết đuối chứ không phải có sẵn con thuyền để đánh cá kiếm ăn khi nước lũ đến”.
Điều này cho phép suy ra, với “vũ khí” số thì tiềm năng ở Việt Nam còn vô cùng lớn. Năm 2020 tổng giá trị hàng hóa giao dịch của nền kinh tế số (GMV - Gross merchandise volume) Việt Nam dự kiến đạt 14 tỉ USD, chiếm 14% của toàn khu vực, tăng 16% so với năm 2019 và được dự báo sẽ tăng lên mức 52 tỉ USD vào 2025.
Covid-19 đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, tạo ra một làn sóng đổi mới trong các doanh nghiệp để ứng phó với các thách thức, bất ổn của hiện tượng “thiên nga đen”; từ đó tồn tại và tiếp tục phát triển bứt phá.
Có thể bạn quan tâm
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: "Chuyển đổi số là cuộc chơi không thể không chơi"
05:21, 06/02/2021
Khoảng 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được hỗ trợ chuyển đổi số
17:13, 01/02/2021
Năm của chuyển đổi số
11:02, 26/01/2021
Ứng dụng chuyển đổi số - giải pháp cho các doanh nghiệp vận tải thời COVID-19
11:02, 23/01/2021
Thời điểm để tư duy lại việc tăng đào tạo nhân lực phục vụ chuyển đổi số
04:00, 21/01/2021
Tiếp tục tăng trưởng bền vững, OCB dự kiến có nhiều bứt phá về mặt chuyển đổi số
10:30, 17/01/2021
Nghiên cứu chuyển đổi số của RMIT nhận giải thưởng quốc tế
15:55, 13/01/2021