Kiểm toán dự án PPP làm khó doanh nghiệp?

Huyền Trang 03/04/2020 11:45

Nhiều chuyên gia khẳng định, việc yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kiểm toán ngay ở khâu đầu tư đồi với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là không cần thiết và làm khó doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, quy định này còn có thể khiến mục tiêu thu hút đầu tư tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng trở gặp nhiều khó khăn, thậm chí là thất bại.

br class=

Với dự án PPP đã đấu thầu giá trị đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng không cần phải kiểm toán (Trong ảnh: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng). Ảnh: Tạ Tôn

Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) mới đây đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều về hoạt động kiểm toán nhà nước đối với dự án PPP.

Tại sao phải kiểm toán 2 lần?

Theo dự thảo, hoạt động kiểm toán Nhà nước (KTNN) thực hiện ở hai giai đoạn. Trước khi ký kết hợp đồng, KTNN thực hiện kiểm toán về quá trình chuẩn bị dự án, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP có sử dụng tài chính công, tài sản công.

Sau khi ký kết hợp đồng, KTNN thực hiện kiểm toán đối với việc sử dụng tài chính công, tài sản công trong dự án PPP để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả dự án PPP…

Nhiều quan điểm khẳng định việc kiểm toán đến 2 lần và kiểm toán ngay cả trong giai đoạn hồ sơ vẫn chưa có gì là rất rườm rà và tạo tâm lý dè chừng cho nhà đầu tư. Điều này không phải không có lý bởi đối với các dự án đấu thầu, các nhà đầu tư đã phải tính toán kỹ càng, đầu tư sức lao động và công nghệ để đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm giảm lãi vay cho hoạt động đầu tư, thế nhưng nếu tiến hành kiểm toán vốn tư nhân nữa thì sẽ gây ra trì trệ, thủ tục kéo dài cho nhà đầu tư.

Nói như ông Lê Đức Thọ, Thành viên HĐQT, Phó TGĐ Tập đoàn CIENCO4 thì việc kiểm toán toàn bộ dự án là có cơ sở, hợp lý. Tuy nhiên, kiểm toán trên góc độ nào thì nên cân nhắc. Ví dụ, về vốn nhà nước, nên kiểm toán các nội dung như hiện nay, còn với phần vốn BOT chỉ nên kiểm toán về mặt thủ tục chung như quá trình đấu thầu, các vấn đề liên quan đến tài chính… Còn việc kiểm toán chi tiết quá trình xây lắp, thi công thì không cần thiết, vì những nội dung này nhà đầu tư bỏ tiền ra thì họ phải có trách nhiệm làm tốt.

Vi Hiến?

Nêu ý kiến về vấn đề này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, bản chất dự án PPP nhằm mục tiêu công nhưng có sự kết hợp công - tư trong đầu tư vốn, quản trị dự án và đã trải qua quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định của Luật PPP và pháp luật có liên quan.

Do đó, cơ chế, chính sách pháp luật vừa phải bảo đảm chất lượng dịch vụ công nhưng đồng thời phải tạo điều kiện thu hút, huy động tối đa nguồn vốn từ khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án PPP.

Mặt khác, Hiến pháp và pháp luật về kiểm toán nhà nước quy định KTNN chỉ thực hiện kiểm toán tài chính công, tài sản công. Do đó, nếu quy định kiểm toán toàn bộ dự án, kể cả phần vốn đầu tư từ khu vực tư nhân sẽ vướng với quy định của Hiến pháp và Luật Kiểm toán Nhà nước.

Ngoài ra, theo khuyến nghị của Hiệp hội Kiểm toán tối cao quốc tế, đối với tài liệu liên quan của bên đối tác tư nhân, KTNN chỉ được tiếp cận nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng dự án PPP mà không đương nhiên có quyền tiếp cận như đối với tài liệu của bên đối tác là khu vực công. Nếu không quy định phù hợp sẽ dẫn tới trường hợp xảy ra tranh chấp với nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài, việc giải quyết tranh chấp rất phức tạp.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghị định 25/2020/NĐ-CP: Thêm nhiều ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP

    Nghị định 25/2020/NĐ-CP: Thêm nhiều ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP

    04:50, 02/04/2020

  • Làm rõ cơ chế giám sát đối với dự án PPP

    Làm rõ cơ chế giám sát đối với dự án PPP

    16:05, 28/03/2020

  • Dự thảo Luật về PPP:

    Dự thảo Luật về PPP: "Chưa duyệt hồ sơ mà đã kiểm toán là vô lý"

    20:12, 24/03/2020

Kiểm toán thế nào là hợp lý?

Có thể nói hoạt động KTNN với dự án PPP là vô cùng cần thiết vì nếu không kiểm toán, Nhà nước bị thiệt do phải trả giá cao hơn giá trị thật của dự án, còn người dân chịu thiệt do bị kéo dài thời gian thu phí. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện kiểm toán dự án như thế nào và vào thời điểm nào là vô cùng quan trọng.

Hơn nữa, trong trường hợp này cơ chế, chính sách pháp luật vừa phải bảo đảm chất lượng dịch vụ công nhưng đồng thời phải tạo điều kiện thu hút, huy động tối đa nguồn vốn từ khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án PPP.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng thủ tục kiểm toán có thể rút ngắn tránh rườm rà. “Dự án còn chưa kịp triển khai đã phải kiểm toán. Nếu phải thực hiện điều này là vô lý và không cần thiết, gây tốn kém chi phí cho cả doanh nghiệp và nhà nước. Do đó, quá trình thực hiện kiểm toán chỉ nên rút ngắn xuống còn 1 giai đoạn mà thôi”, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW nêu quan điểm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kiểm toán dự án PPP làm khó doanh nghiệp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO