Kiểm toán Nhà nước vừa cho biết đã chuyển 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, trong đó có vụ sai phạm tại 5.600 m2 Hồ Đống Đa.
Kiểm toán Nhà nước vừa cho biết đã chuyển 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và kiến nghị xử lý trách nhiệm 29 tập thể, cá nhân vi phạm.
Theo đó, 5 vụ việc có dấu hiệu hình sự đã được cơ quan Kiểm toán xin ý kiến Thủ tướng và chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Cụ thể, vụ việc đầu tiên là sai phạm quản lý khu đất hơn 5.600 m2 tại Hồ Đống Đa của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Thủy. Dự án này liên quan đến Tập đoàn Lã Vọng - một doanh nghiệp từng dính nhiều tai tiếng trong quá trình triển khai những dự án BT ở Hà Nội.
Nằm gần trục đường giao thông chính và hệ thống đường sắt trên cao, bán đảo hồ Đống Đa được xem là "đất vàng" giữa một khu dân cư đông đúc tại trung tâm quận Đống Đa. Năm 2010, UBND TP Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cho phép Công ty cổ phần Đầu tư Hà Thủy thuê hơn 5.600 m2 đất với thời hạn 50 năm để thực hiện "Dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp khu vui chơi giải trí bán đảo hồ Đống Đa" trong sự khấp khởi của người dân nơi đây.
Sau thời gian dài chậm tiến độ, Công ty Hà Thủy được UBND TP Hà Nội "linh động" gia hạn tiến độ thực hiện dự án đến hết quý I-2015. Ngày 28-10-2013, UBND quận Đống Đa cấp Giấy phép xây dựng số 130521/GPXD, cho phép Công ty Hà Thủy xây dựng nhà giải trí 2 tầng, có tầng hầm với tổng diện tích sàn xây dựng là 961m2, chiều cao đỉnh mái 7m. Cũng theo hồ sơ xin cấp phép xây dựng đã được thẩm tra trước đó, khu vực bán đảo hồ Đống Đa được chia thành 5 hạng mục, gồm: Khu vui chơi giải trí trong nhà có diện tích 468m2, nhà phụ trợ 100m2, sân vườn thể thao có diện tích 1.613,81 m2, sân vườn cải tạo có diện tích 694,7m2 và đường dạo 2.836,06 m2.
Có thể bạn quan tâm
01:00, 23/12/2019
00:40, 20/12/2019
11:00, 18/12/2019
00:00, 18/12/2019
04:52, 16/12/2019
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng người dân tại khu vực này, ngay sau khi những hàng rào bằng tôn che chắn công trình được hạ xuống, dư luận ngỡ ngàng nhận ra: Công trình đồ sộ mọc trên vị trí đẹp nhất tại khu vực bán đảo là một nhà hàng sang trọng mang tên Lã Vọng, thay vì trung tâm vui chơi giải trí như mục đích ban đầu. Khu vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng nằm trong giấy phép đã biến thành một nhà hàng sang trọng, khu vực theo quy hoạch là bể bơi, bể vầy thì được dùng làm nơi nuôi thủy sản, khu sân vườn thể thao mọc lên mấy chòi gỗ và trở thành bãi để xe phục vụ nhà hàng…
Vụ việc thứ hai được Kiểm toán Nhà nước chuyển cơ quan điều tra là vụ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội quản lý và sử dụng diện tích gần 3.000 m2 tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Thứ ba, vụ việc liên quan đến dự án nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 1.760 tấn ure/ngày. Được đầu tư xây dựng năm 2008, Nhà máy đạm Ninh Bình đi vào hoạt động năm 2012, nằm trong Khu công nghiệp Khánh Phú (xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) có tổng số vốn 667 triệu USD (hơn 12.000 tỷ đồng).
Ngay năm đầu tiên đi vào hoạt động, nhà máy này đã thua lỗ 75 tỷ đồng. Tổng lỗ lũy kế từ năm 2012 đến đầu năm 2016 đã trên 2.000 tỷ đồng. Liên quan đến dự án này, từ cuối năm 2018, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công an điều tra những sai phạm tại đây.
Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước cũng chuyển hai vụ việc liên quan đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam, là vụ việc của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa Việt Nam có dấu hiệu lập khống hồ sơ mua bán hàng hóa giữa công ty mẹ và công ty con để hợp thức hóa hồ sơ vay vốn ngân hàng, nhằm đảo nợ các khoản vay sử dụng cho các mục đích khác, dẫn đến không trả được nợ gốc và lãi vay.
Vụ Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Phúc Hưng có dấu hiệu làm giả hồ sơ vay vốn để được giải ngân và sử dụng vốn vay cho mục đích khác dẫn đến không có khả năng trả nợ gốc và lãi vay. Được biết, hiện doanh nghiệp này đã dừng hoạt động, vẫn nợ ngân hàng hơn 30 tỷ đồng,