Kiên Giang khôi phục và bứt phá

HUY THỊNH 14/12/2022 13:11

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới của tỉnh kiên giang trong năm 2022 có 1.682 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký 23.661 tỷ đồng, vượt trên 20% kế hoạch năm.

Điều này khẳng định thu hút đầu tư tỉnh Kiên Giang đã khôi phục.

>>Kiên Giang: Hướng đến nền hành chính phục vụ

 TP Rạch Giá cùng vớip/TP Phú Quốc vàp/TP Hà Tiên hợp thành 3 cực “tam giác” tăng trưởng kinh tế biển lan tỏa của tỉnh Kiên Giang.p/Ảnh: KK Team.

TP Rạch Giá cùng với TP Phú Quốc và TP Hà Tiên hợp thành 3 cực “tam giác” tăng trưởng kinh tế biển lan tỏa của tỉnh Kiên Giang. Ảnh: KK Team.

Sau 2 năm đại dịch COVID-19, tỉnh Kiên Giang đã có bước khởi sắc ngay trong đầu năm 2022 với các chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng vượt trội và tiếp tục nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Duy trì tăng trưởng

Theo báo cáo mới đây của UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, trong năm 2021 toàn toàn tỉnh Kiên Giang thu hút 17 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư 3.093,97 tỷ đồng. Bước sang giai đoạn hậu Covid 19 đầy kho khăn, sau 11 tháng của năm 2022 toàn tỉnh đã thu hút 5 dự án mới, với tổng vốn đăng ký 6.397,5 tỷ đồng tăng gấp đôi số vốn so với năm 2021. Lũy kế đến tháng 11/2022 toàn tỉnh đã thu hút 778 dự án, trong đó 55 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký đầu tư 591.121 tỷ đồng gồm nhiều lĩnh vực và ngành nghề với quy mô 31.760ha đất. Trong đó có 356 dự án đi vào hoạt động với quy mô 14.600ha đất và tổng vốn đầu tư 109.214 tỷ đồng.

Với 374 doanh nghiệp hoạt động trở lại sau đại dịch, lũy kế toàn tỉnh hiện nay có 12.084 doanh nghiệp đang hoạt động với số vốn đăng ký 197.499 tỷ đồng, nằm trong nhóm thứ hạng cao của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, Kiên Giang đang tập trung thu hút các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư mở rộng như: Vin Group, Sun Group, Bim Group, Ceo Group, Phú Cường Group, CIC Group,... tiếp tục triển khai thêm nhiều dự án lớn trên nhiều lĩnh vực kinh tế đa ngành.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang, bà Nguyễn Duy Linh Thảo cho biết, Kiên Giang có vị trí chiến lược về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, có tinh thần tương thân tương ái và mến khách. Kiên Giang có đầy đủ yếu tố để trở thành Tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu phát triển kinh tế của cả nước. Cụ thể năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng thiên tai và dịch bệnh COVID-19 nhưng kinh tế của tỉnh vẫn thuộc nhóm 6 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có mức tăng trưởng dương. Thu ngân sách Nhà nước năm 2021 trên 11 nghìn tỷ đồng và năm 2022 ước đạt trên 12 nghìn tỷ đồng với giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 47 nghìn tỷ đồng, tăng 1,71% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 34,49%.

“Ngay sau kết thúc phong tỏa cuối năm 2021, kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang có bước khởi sắc. Cụ thể như Tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt thí điểm mở cửa du lịch, lượng du khách trong đợt đầu tiên thí điểm này đạt hơn 1 triệu lượt tăng 4,22%, trong đó khách quốc tế là gần 19.000 lượt, chiếm 37,9% cả nước, tạo tiền đề mở cửa du lịch quốc tế trong toàn quốc trong năm 2022. Kiên Giang có tiềm năng lớn và còn nhiều dư địa cho các nhà đầu tư đến khai thác. Tuy nhiên Kiên Giang phát triển chưa tương xứng, cơ chế và chính sách còn hạn hẹp; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) xếp trong nhóm thấp. Đây là một số hạn chế đang được lãnh đạo chính quyền các cấp tập trung khắc phục có hiệu quả trong năm 2022”, bà Thảo chia sẻ.

>>Kiên Giang: Hình thành vùng nguyên liệu tập trung

Tạo đà bứt phá

Với mục tiêu tạo ra “hệ sinh thái đầu tư” đa dạng, đa lĩnh vực, tỉnh Kiên Giang đang tập trung kêu gọi đầu tư trên 4 lĩnh vực trọng tâm gồm: nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch, y tế và giáo dục, Đồng thời, triển khai thực hiện đề án liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng bán đảo Cà Mau, nhằm tạo thế đặc thù của khu vực ven biển vịnh Thái Lan. Theo đó Chính quyền tỉnh Kiên Giang đang nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, lợi thế không gian biển để đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế biển gắn với tăng trưởng xanh, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tiếp tục liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng vùng biển và ven biển.

Theo bà Thảo, bên cạnh việc thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cao nhất theo qui định, thì công tác rà soát, lập điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng của một số địa phương còn chậm được phê duyệt, đã ảnh hưởng đến việc kêu gọi thu hút các dự án đầu tư ở một số địa phương trong tỉnh. Ngoài ra một số dự án của nhà đầu tư nằm trong qui định tự thỏa thuận giá cả chuyển nhượng đất đai với dân thì gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục một số khó khăn trên, vừa qua Thủ tướng đề nghị Kiên Giang trong năm 2022 phải khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thủ tướng cũng lưu ý trong Quy hoạch tỉnh phải thực hiện 4 tốt: quy hoạch tốt thì có dự án tốt, dự án tốt thì có nhà đầu tư tốt, nhà đầu tư tốt thì có sản phẩm tốt. Trong đó xác định rõ tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để có giải pháp phù hợp thu hút đầu tư bền vững.

Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng, chính quyền tỉnh Kiên Giang đang chuẩn bị tổng kết đánh giá mô hình phát triển đảo Phú Quốc để nhân rộng, phát huy những kinh nghiệm tốt, bài học hay; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển các cụm đảo Nam Du, Bà Lụa, Tiên Hải để phát triển du lịch và dịch vụ có giá trị. Đặc biệt Kiên Giang đang chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để sớm trình Thủ tướng Chính phủ "Đề án thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Phú Quốc".

Có thể bạn quan tâm

  • Kiên Giang: Hướng đến nền hành chính phục vụ

    Kiên Giang: Hướng đến nền hành chính phục vụ

    11:16, 20/10/2022

  • Kiên Giang tạo “cầu nối”p/cho sản phẩm địa phương

    Kiên Giang tạo “cầu nối” cho sản phẩm địa phương

    16:00, 28/09/2022

  • Kiên Giang quyết tâm “lội ngược dòng” giải ngân vốn đầu tư công

    Kiên Giang quyết tâm “lội ngược dòng” giải ngân vốn đầu tư công

    16:00, 21/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kiên Giang khôi phục và bứt phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO