Tiền Giang: Phát huy lợi thế từng vùng sinh thái

Diendandoanhnghiep.vn Tiền Giang đã và đang có nhiều giải pháp tích cực để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế từng vùng sinh thái, theo hướng phát triển bền vững.

p/Tiền Giang đã hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn. Chẳng hạn như vùng nguyên liệu trái khóm tại huyện Tân Phước.

Tiền Giang đã hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn. Chẳng hạn như vùng nguyên liệu trái khóm tại huyện Tân Phước.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang cho biết: Với quan điểm phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh..., đồng thời thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Tiền Giang đã tổ chức lại không gian lãnh thổ theo 03 vùng sinh thái nhằm phát huy lợi thế của từng vùng.

Ứng dụng khoa học, công nghệ

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất chuyên canh, phát huy lợi thế của địa phương; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả có hiệu quả được chú trọng; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được quan tâm đầu tư, từng bước hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất tiêu thụ; đời sống của người dân được cải thiện.

Trong lĩnh vực trồng trọt đã có nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao được triển khai mang lại hiệu quả cao và đang được nhân rộng như: nhà lưới sử dụng hệ thống tưới tự động; mô hình tưới nhỏ giọt, tưới tự động kết hợp với bón phân trên các loại cây ăn trái; quản lý sâu bệnh bằng biện pháp sinh học...

Về chăn nuôi, một số cơ sở chăn nuôi đã đầu tư áp dụng công nghệ chuồng lạnh, tự động hóa hoàn toàn qua phần mềm để điều khiển hệ thống cho ăn tự động, gom trứng, gom phân tự động và hệ thống sấy phân...

Đối với thủy sản, các mô hình nuôi tôm 02 hoặc 03 giai đoạn, nuôi tôm bằng vi sinh, mô hình biofloc,… được khuyến khích áp dụng thay thế cho mô hình nuôi truyền thống nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình nuôi.
Vì vậy, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tăng trưởng ngành nông nghiệp vẫn đạt 1,2%.

Tăng cường thu hút đầu tư

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì thời gian qua ngành nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm so với mục tiêu đề ra (từ 45,8% năm 2015 còn 38,9% năm 2020, mục tiêu 31,3-33,6%). Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành có bước biến chuyển nhưng còn chậm; lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản có tăng trưởng nhưng vẫn còn thấp; trong nội bộ ngành trồng trọt cây ăn trái có diện tích, sản lượng đều tăng nhưng giá trị và giá trị gia tăng không cao. Tư duy và trình độ sản xuất của một số nông hộ chưa đáp ứng kịp với các ứng dụng sản xuất mới, sản xuất theo công nghệ cao; hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp...

Để khắc phục thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Mẫn cho biết: Trong năm 2022, Tiền Giang sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch hành động đã đề ra; Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; đổi mới tổ chức sản xuất; thực hiện chuỗi giá trị trên lúa, cây ăn trái, rau, chăn nuôi và thủy sản; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, từng bước kết nối với chuỗi cung ứng trong nông sản; quan tâm tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, về vùng nguyên liệu; Tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái.

Đặc biệt, Tiền Giang sẽ tiếp tục thu hút doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp như: Khu đất 28,7ha tại ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông với mục tiêu hình thành vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản nước lợ- mặn theo các mô hình công nghệ cao; Khu đất 200 ha tại thị trấn Mỹ Phước nhằm thu hút đầu tư phát triển sản xuất, chế biến nông sản và dịch vụ theo hướng công nghệ cao; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tại xã Tam Hiệp nhằm thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiền Giang: Phát huy lợi thế từng vùng sinh thái tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714418503 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714418503 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10