Đại biểu Phùng Đức Tiến đánh giá, nhìn chung hạ tầng thuỷ sản lạc hậu, xuống cấp, do đó, đề nghị đưa hạ tầng thuỷ sản vào lĩnh vực đầu tư PPP.
Thảo luận về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại Nghị trường nhiều Đại biểu đánh giá các dự án PPP hiện nay mới chỉ tập trung ở lĩnh vực giao thông, trong khi nhiều lĩnh vực đang rất nóng bỏng.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cho biết, mục tiêu của Chính phủ về xuất khẩu thuỷ sản 2025 với riêng mặt hàng tôm là 10 tỷ USD, tuy nhiên, số lượng cảng cá đạt yêu cầu chỉ mới đạt 70% trong tổng số 125 cảng, số cụm cơ sở tránh trú bão mới chỉ có 146 cơ sở, đầu tư đạt 66%. Như vậy cơ sở hạ tầng rất thiếu.
Cùng với đó, Luật Thuỷ sản sửa đổi có mục tiêu chuyển nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm, hội nhập quốc tế. Chúng ta cũng đang trong tình trạng báo động “thẻ vàng” thuỷ sản của EC và có nguy cơ bị “thẻ đỏ” do nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do hạ tầng nghề cá không đảm bảo.
“Nhìn chung hạ tầng thuỷ sản lạc hậu, xuống cấp theo dự toán cần 50.000 tỷ để đầu tư phục vụ cơ bản hạ tầng thuỷ sản, kính đề nghị đưa hạ tầng thuỷ sản vào lĩnh vực đầu tư PPP”, Đại biểu Phùng Đức Tiến kiến nghị.
Có thể bạn quan tâm
11:21, 19/11/2019
05:10, 18/11/2019
05:20, 12/11/2019
17:41, 11/11/2019
15:46, 11/11/2019
Trong khi đó, cũng liên quan các lĩnh vực đầu tư theo PPP, Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng, lý do là các địa phương hiện nay vẫn lúng túng trong triển khai PPP ở lĩnh vực này ở điểm quy định cho UBND tỉnh xây dựng mức giá thuê các doanh nghiệp xử lý nước thải, rác thải, bởi khung giá các tỉnh đưa ra thường không hấp dẫn và không ổn định lâu dài.
“Với các dự án môi trường, đòi hỏi phải công nghệ cao. Công nghệ cao thì thường gắn với các doanh nghiệp độc quyền công nghệ. Việc xác định mức giá xử lý thì chưa có thực tế để đối chiếu, so sánh. Các địa phương sợ rằng khi mình đưa ra mức giá mà sau này với tiến bộ công nghệ hoặc so với một địa phương khác đàm phán được mức giá thấp hơn, thì họ lại bị đánh giá rằng có vấn đề này nọ, nên các địa phương rất quan ngại”, Đại biểu Trần Văn Lâm cho hay.
Đại biểu đoàn Bắc Giang đề nghị Chính phủ cần có trách nhiệm đưa ra khung giá thống nhất trong phạm vi cả nước đối với các dịch vụ PPP về môi trường mà doanh nghiệp cung cấp để làm cơ sở cho các địa phương yên tâm thực hiện.