KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Xây dựng lộ trình phục hồi kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Bên cạnh những giải pháp thích ứng với dịch bệnh để trở lại trạng thái bình thường mới, cộng đồng doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng lộ trình phục hồi kinh tế…

Theo tổng hợp kiến nghị của VCCI từ cộng đồng doanh nghiệp gửi đến Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp ngày 26/9, để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị:

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị:

Chính phủ có lộ trình phục hồi kinh tế rõ ràng để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế; có kịch bản sống chung dài hạn với dịch bệnh có tính đến khả năng chống chịu của doanh nghiệp.

Đồng thời, nới lỏng, không áp dụng cứng nhắc các mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”, “luồng xanh”, xem xét lại quy định về hàng thiết yếu; nghiên cứu các mô hình kết hợp sản xuất với phòng chống dịch phù hợp hơn. Tăng cường tính tự chủ và sự chủ động của các doanh nghiệp trong phòng chống dịch và duy trì kinh doanh.

Cộng đồng doanh nghiệp đề xuất xây dựng lộ trình hồi phục kinh tế rõ ràng - Ảnh minh họa

Cộng đồng doanh nghiệp đề xuất xây dựng lộ trình hồi phục kinh tế rõ ràng - Ảnh minh họa

Bên cạnh những kiến nghị đã nêu, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cũng cho rằng, mặc dù các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát huy tính hữu ích đối với các doanh nghiệp, nhưng còn khó khăn trong tiếp cận và đáp ứng điều kiện được hỗ trợ. Nhu cầu cấp thiết nhất của doanh nghiệp hiện nay là được phục hồi sản xuất kinh doanh để có nguồn thu bù đắp các chi phí, đồng thời giải quyết an sinh cho người lao động, nhu cầu này cũng phù hợp với mục tiêu của Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Từ đó, đơn vị này kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai: Tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19; Hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch COVID-19.

Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Y tế rà soát các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc tiêm vaccine, trong đó ưu tiên tiêm, bao gồm người lao động làm việc tại các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa; Đẩy mạnh việc xét nghiệm và các điều kiện cần thiết đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp để sớm được tham gia lưu thông và các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cũng kiến nghị UBND tỉnh nhiều giải pháp phục hồi kinh tế - Ảnh minh họa

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cũng kiến nghị UBND tỉnh nhiều giải pháp phục hồi kinh tế - Ảnh minh họa

Giao Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương và nguồn huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho phòng, chống dịch COVID-19 tham mưu UBND tỉnh xem xét việc hỗ trợ chi phí xét nghiệm COVID-19 cho người lao động tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thông qua các cơ sở xét nghiệm.

Giao UBND các huyện, thành phố căn cứ vào tình hình kiểm soát dịch và mức độ bao phủ vắc xin trên địa bàn các huyện và thành phố, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện giãn cách xã hội có lộ trình, kế hoạch cụ thể để các doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại.

Bên cạnh đó, giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì tiếp tục rà soát để hướng dẫn thực hiện thống nhất “luồng xanh”, vận chuyển hàng hóa an toàn, thông suốt trên nguyên tắc đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận lợi.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ được các cơ quan Trung ương phê duyệt, hướng dẫn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, tham mưu UBND tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời và đúng quy định.

Giao Cục Thuế phản hồi Hiệp hội doanh nghiệp, đồng thời báo cáo UBND tỉnh về kiến nghị giãn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp đến hết tháng 06/2022.

Ngoài ra, giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phản hồi đến Hiệp hội doanh nghiệp, đồng thời báo cáo về UBND tỉnh, về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp về chi phí cho việc ăn ở, chi phí phòng dịch, bồi dưỡng thêm cho người lao động.

Giao Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh phản hồi đến Hiệp hội doanh nghiệp, đồng thời báo cáo UBND tỉnh về đề nghị được giảm lãi vay xuống còn khoảng 4 - 5%/năm, đồng thời giãn thời hạn trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng (bao gồm các khoản vây ngắn hạn và trung hạn) đến tháng 06/2022.

Đề xuất tiêu chí xác định doanh nghiệp bị ảnh hưởng COVID-19 nếu doanh thu giảm từ 30% đến 40% so với doanh thu của tháng 04/2021 và số lượng người lao động hoặc tiền lương chi trả cho người lao động bị sụt giảm từ 20% đến 30% so với tháng 04/2021.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Xây dựng lộ trình phục hồi kinh tế tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714409041 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714409041 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10