Kinh doanh dưới giá vốn, SMC lỗ đậm

Diendandoanhnghiep.vn Do kinh doanh dưới giá vốn, cùng với các chi phí tăng mạnh, khiến SMC có quý kinh doanh lỗ đậm nhất trừ trước đến nay, “nhấn chìm” mọi thành quả lãi khủng trước đây của doanh nghiệp.

>>>Ngành Thép còn khó khăn kéo dài đến quý II/2023

Theo báo cáo tài chính quý IV/2022, Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (HoSE: SMC) ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 4.203 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá vốn lên đến 4.571 tỷ đồng, khiến doanh nghiệp ngành thép này lỗ gộp 368 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 121 tỷ.

Do kinh doanh dưới giá vốn, cùng với các chi phí tăng mạnh, khiến SMC có quý kinh doanh lỗ đậm nhất trừ trước đến nay, “nhấn chìm” mọi thành quả lãi khủng trước đây của doanh nghiệp.

Do kinh doanh dưới giá vốn, cùng với các chi phí tăng mạnh, khiến SMC có quý kinh doanh lỗ đậm nhất trừ trước đến nay, “nhấn chìm” mọi thành quả lãi khủng trước đây của doanh nghiệp.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của SMC giảm 32%, xuống còn 24 tỷ đồng, trong khi chi phí cho hoạt động này lại tăng 60%, lên 102 tỷ đồng, do chi phí lãi vay tăng lên 48% so với cùng kỳ. Các chi phí khác đều tăng, như chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên 120%, lên 46 tỷ đồng. Những nguyên nhân trên khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ghi nhận lỗ gần 537 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 36 tỷ đồng.

Sau khi trừ chi phí, SMC lỗ ròng hơn 551 tỷ đồng trong quý IV/2022. Đây cũng là quý lỗ nặng nhất của doanh nghiệp ngành thép này. Chỉ trong 2 quý cuối năm, SMC đã lỗ hơn 700 tỷ đồng, nhấn chìm tất cả lợi nhuận khủng trước đó của doanh nghiệp.

Lũy kế cả năm 2022, SMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 23.152 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ ròng hơn 644 đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch có lãi 300 tỷ đồng do ĐHĐCĐ giao.

Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của SMC đạt hơn 8.338 tỷ đồng, giảm 7,4% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận hơn 2.954 tỷ đồng, chiếm 35,4% tổng tài sản; hàng tồn kho ghi nhận hơn 1.573 tỷ đồng, giảm hơn 38% so với đầu năm và chiếm 18,9% tổng tài sản. Đây cũng là khoản mục biến động lớn nhất của doanh nghiệp trong năm. Doanh nghiệp đang trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 108 tỷ đồng

Các khoản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận hơn 1.500 tỷ đồng, chiếm 18% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận gần 1.219 tỷ đồng, chiếm 14,6% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm là hơn 6.608 tỷ đồng, phần lớn là nợ ngắn hạn với hơn 5.988 tỷ đồng. Trong đó, phải trả người bán ngắn hạn hơn 2.678 tỷ đồng, tăng hơn 26%; vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là hơn 2.996 tỷ đồng, giảm hơn 4,6% so với cùng kỳ.

Công ty có thuyết minh đang có dư nợ hai lô trái phiếu. Trong đó, đáng chú ý lô trái phiếu mã SMCH2124001, mệnh giá 200 tỷ đồng, lãi suất 8,2%/năm, đáo hạn ngày 2/8/2024 và tài sản đảm bảo gồm 9,1 triệu cổ phiếu NKG.

>>>Kịch bản cho ngành thép và Hoà Phát năm 2023

Trên thị trường, cổ phiếu SMC đang giao dịch quan thị giá 9.980 đồng/cổ phiếu, giảm

Trên thị trường, cổ phiếu SMC đang giao dịch quan thị giá 9.980 đồng/cổ phiếu, giảm 72,5% so với thời điểm tháng 3/2022.

Năm 2022 được đánh giá là một năm đầy khó khăn của các doanh nghiệp nhành thép, khi không chỉ SMC, hay NKG thua lỗ, mà ngay cả những “ông lớn” trong ngành là HPG, HSG và TVN cũng trải qua một năm kinh doanh với kết quả khá ảm đạm.

Trong báo cáo triển vọng ngành thép năm 2023 mới đây, Chứng khoán SSI nhận định, lợi nhuận của ngành thép sẽ tiếp tục giảm trong nửa đầu năm nhưng dần phục hồi vào cuối năm nhờ khả năng phục hồi nhu cầu ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Về định giá ngành,  theo SSI, P/E dự phóng năm 2023 của ngành nằm trong khoảng 10~20x, cao hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử là 8~10x và thậm chí cao hơn cả mức định giá trong thời kỳ suy thoái là 10~13x.

Mặt khác, P/B của các cổ phiếu chủ chốt như HPG, HSG và NKG hiện nằm trong khoảng 0,6~1x, thấp hơn 20% so với mức trung bình lịch sử, nhưng vẫn cao hơn 20~30% so với mức định giá thấp trong các thị trường giảm giá trước đó (giai đoạn năm 2011 hoặc tháng 3 năm 2020). SSI không kỳ vọng P/B của các công ty thép sẽ phục hồi đáng kể trong ngắn hạn, do ROE có thể sẽ ở quanh mức thấp lịch sử trong năm 2023.

Tương tự, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng đưa ra nhận định rằng ngành thép đã trải qua năm 2022 khó khăn dồn dập ở cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Dự báo năm 2023, ngành thép sẽ chưa thể thoát khỏi khó khăn một cách nhanh chóng khi ảnh hưởng tiêu cực của các xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế sau Covid -19 và lạm phát khó hạ nhiệt nhanh chóng trong năm 2023.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ thép trong nước năm 2023 có thể được hỗ trợ bởi đầu tư công. Cụ thể, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tổng vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đạt 2,8 triệu tỷ đồng, tăng 43,5% so với kế hoạch giai đoạn 2016-2020. Giải ngân đầu tư công đã tăng tốc dần trong quý IV/2022.

Về tình hình xuất khẩu thép, VDSC dự báo, xuất khẩu thép sẽ tiếp tục trầm lắng trong các quý I, II/2023 và đến giữa năm 2023 mới phục hồi khi áp lực tăng lãi suất dịu bớt trên toàn cầu. Tuy nhiên, xuất khẩu thép trong nửa cuối năm 2023 vẫn khó bật tăng mạnh trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh doanh dưới giá vốn, SMC lỗ đậm tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711701930 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711701930 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10