Kinh doanh trên nền tảng văn hóa

Diendandoanhnghiep.vn Văn hóa doanh nghiệp nói chung và văn hoá doanh nghiệp gia đình nói riêng là một phần không thể tách rời trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia sáng tạo, khởi nghiệp. 

>>> “Những ngọn đuốc” trong doanh nghiệp gia đình

Trao đổi với DĐDN nhân Ngày Gia đình Việt Nam, TS Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp gia đình (DNGĐ) Việt Nam nhận định, phát triển VHDNGĐ là yêu cầu cơ bản, cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp gia đình Việt Nam và phát triển bền vững.

- Theo ông, đâu là yếu tố tác động tới việc hình thành và phát triển VHDNGĐ Việt Nam?

Mô hình DNGĐ có tính khép kín tương đối cao, gắn kết bởi sự trung thành của các cá nhân. Các yếu tố chung tạo nên VHDNGĐ gồm: Tầm nhìn; Giá trị cốt lõi; Con người; Hành xử từ thực tiễn; Sức mạnh của lịch sử và môi trường làm việc.

Trong bối cảnh phần lớn các DNGĐ Việt Nam chưa có nhiều bề dày phát triển, VHDN GĐ còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác. Bao gồm: Sự tác động toàn diện do điều kiện kinh tế xã hội mới, hiện đại, lối sống mới du nhập từ bên ngoài vào văn hoá gia đình, làm thay đổi nhận thưc, nếp sống, hành vi trong các mối quan hệ các thành viên trong gia đình. Tác động toàn cầu hóa về kinh tế- văn hoá đến quan niệm giá trị đạo đức, mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên, các thế hệ trong gia đình.

 Ông Phạm Đình Đoàn tham gia một buổi đào tạo cho thế hệ doanh nhân F2

Ông Phạm Đình Đoàn tham gia một buổi đào tạo cho thế hệ doanh nhân F2

- Mô hình VHDNGĐ liệu có tạo sự cản trở cho việc sáng tạo, thử nghiệm ý tưởng mới, tại doanh nghiệp, thưa ông?

Trong 1.000 tập đoàn lớn có yếu tố gia đình được xem xét bởi Credit Suisse, khu vực châu Á (không tính Nhật) là vùng lãnh thổ có tỉ lệ tập đoàn gia đình lớn nhất, 528 tập đoàn. Kế đến là châu Âu với 226 tập đoàn và Mỹ là 121 tập đoàn.

Một số doanh nghiệp tiêu biểu với mô hình VHDNGĐ có thể kể đến như Walt Disney với slogan “Không thể có một ngày tồi tệ - chỉ có những ngày vui vẻ”. Tại Việt Nam, Esoft Vietnam có mô hình VHDN GĐ với giá trị cốt lõi là quan tâm (Care). Công ty không phân biệt đối xử giữa nhân viên bình thường và nhân viên là người khuyết tật...

>>> Từ phong cách lãnh đạo của ông Park Hang-seo nghĩ tới lãnh đạo doanh nghiệp gia đình

Điều đó cho thấy, không hẳn VHDNGĐ tạo nhiều cản trở cho việc sáng tạo, thử nghiệm ý tưởng mới hay không phù hợp với công ty có quy mô lớn.
Tuy nhiên, sẽ là rào cản khi các DNGĐ không tạo được môi trường cạnh tranh để phát triển hoặc chỉ trao quyền cho một số ít nhân viên trong gia đình.

Hoặc, lãnh đạo thâm niên cao là rào cản đối với việc tiếp thu công nghệ mới hoặc không tạo được nhiều động lực cống hiến ở nhân viên trẻ. Đặc biệt là cơ chế quản lý nếu không được thể chế hóa thành những chính sách cụ thể mà quản lý theo cảm xúc và sự thuận tiện.

- Theo ông đâu là các yếu tố nền tảng để xây dựng VHDNGĐ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế?

Mọi hệ giá trị xây dựng mới đều gồm hai bộ phận là những giá trị truyền thống tốt đẹp cần bảo tồn, chỉnh sửa và những giá trị mới được bổ sung, thay thế cho phù hợp.

Các yếu tố nền tảng để xây dựng VHDN nói chung và VHDNGĐ nói riêng vẫn bao gồm 2 phần, phần lõi, biểu hiện vô hình như: các giá trị, thái độ, niềm tin, tiêu chuẩn, các quy tắc…và lớp bề mặt, biểu hiện hữu hình như: môi trường làm việc, cân bằng công việc - cuộc sống, lợi ích, khen thưởng - xử phạt, các mối quan hệ, đối thoại, trang phục làm việc…

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các DNGĐ Việt Nam cần xây dựng cho mình VHDN hội đủ các yếu tố: vừa tiên tiến để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc và phải gần gũi với văn hoá bản xứ để có thể thích ứng trong hội nhập. Các DNGĐ cần thay đổi quan điểm để tiếp cận với khoa học quản lý DNGĐ hiện đại.

Bối cảnh mới, không thể tránh khỏi những xung đột về hệ giá trị. Sẽ có những giá trị từng là hiển nhiên, nay có thể trở nên lỗi thời cần phải điều chỉnh. Bởi vậy, DNGĐ cần sớm chủ động nhận thức, hoàn thiện và xây dựng hệ giá trị văn hoá và hệ giá trị chuẩn mực con người, để thúc đẩy việc chuyển đổi tích cực.

- Xin cảm ơn ông!

GS, TS. TỪ THỊ LOAN, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam:

 

Văn hóa doanh nghiệp chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích đề ra, tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng chính là “trụ cột tinh thần” làm nên cốt cách của doanh nghiệp, là chất keo gắn kết các thành viên hướng tới những mục tiêu chung và hành động chung.

Ông Phan Phương Linh, Giám đốc, Dịch vụ doanh nghiệp gia đình và tư nhân, PwC Việt Nam:

Sự thành công của các doanh nghiệp gia đình phần lớn đều mang “dấu ấn” cá nhân của những người sáng lập. Chính bản lĩnh, hoàn cảnh thôi thúc và tình cảm đặc biệt dành cho doanh nghiệp đã giúp họ tạo nên kỳ tích. Họ hầu như quyết định mọi thứ để lèo lái con thuyền của mình tiến đến các cột mốc phát triển ấn tượng. Thế nhưng, vạn vật đều phải trải qua vòng quay tiến hóa và chu kỳ thịnh, suy. Các doanh nghiệp gia đình cũng không ngoại lệ. Họ cũng trải qua những chu kỳ phát triển mang tính chất bước ngoặt, đối diện với những thử thách có thể nói là lớn hơn rất nhiều so với các công ty đã được đầu tư bài bản.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh doanh trên nền tảng văn hóa tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713510125 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713510125 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10