Kinh tế ASEAN tiếp tục suy giảm tăng trưởng

Diendandoanhnghiep.vn Tăng trưởng của nhóm nước ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia,Phillipines, Thái Lan và Việt Nam) tiếp tục suy giảm trong quý vừa qua.

Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 3/2020 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố cho biết, trong quý 2/2020 tăng trưởng của nhóm nước ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia, Phillipines, Thái Lan và Việt Nam) tiếp tục suy giảm. Các gói kích thích kinh tế với quy mô lớn vẫn tiếp tục được triển khai.

Cụ thể: Kinh tế Indonesia tăng trưởng âm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái - yoy trong quý 2 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vào cuối tháng 3, chính phủ Indonesia tuyên bố sẽ chi tiêu thêm 24,8 tỷ USD để bảo vệ nền kinh tế năm 2020 thông qua các chương trình phục hồi kinh tế, chi cho y tế, trợ cấp xã hội, các ưu đãi thuế và tín dụng cho doanh nghiệp. Một gói kích thích khác trị giá 47,6 tỷ USD cũng đã được thông qua vào tháng 6.

Tính đến hết tháng 9, Ngân hàng Indonesia đã bốn lần hạ lãi suất điều hành, tổng cộng 100 bps, xuống mức 4% để hỗ trợ nền kinh tế. Ước tính các biện pháp này sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách lên 6,34% GDP.

Trong quý 2/2020, tăng trưởng kinh tế của Phillipines đạt âm 13,6% yoy do tiêu dùng nội địa và đầu tư giảm vì COVID-19. Vào giữa tháng 03/2020, chính phủ Phillipines quyết định phong tỏa thủ đô Manila nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh khiến nền kinh tế bị đình trệ. Chính phủ tung gói hỗ trợ tài chính trị giá 526 triệu USD nhằm chống dịch và hỗ trợ người lao động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lĩnh vực du lịch. Vào tháng 5, chính phủ nước này tiếp tục tung ra gói hỗ trợ tài khóa trị giá 11,9 tỷ USD cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Giữa tháng 9, một gói kích thích kinh tế khác trị giá 3,4 tỷ USD đã được thông qua với mục đích hồi phục nền kinh tế sau đại dịch. Trong chín tháng đầu năm 2020, Ngân hàng Trung ương Phillipines (BSP) đã bốn lần hạ lãi suất điều hành (tổng cộng 175 bps) xuống mức 2,25%, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng thương mại đồng thời mua vào các giấy tờ có giá của chính phủ để tăng thêm thanh khoản cho thị trường.

Tăng trưởng kinh tế Thái Lan giảm mạnh trong quý 2, xuống mức âm 12,1% (yoy) do COVID-19 làm ảnh hưởng nặng nề đến du lịch, thương mại quốc tế và sản xuất trong nước. Trong ba tháng đầu năm, Bộ Tài chính Thái Lan đã tung ra gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 3,17 tỷ USD nhằm hỗ trợ người lao động thu nhập thấp và người nghèo. Hiệp hội Ngân hàng Thái Lan đã thông qua quỹ ổn định trái phiếu doanh nghiệp (BSF) trị giá khoảng 3,2 tỷ USD để giúp các doanh nghiệp không còn khả năng đảo nợ các khoản nợ trái phiếu đã đến hạn.

Cảnh vắng vẻ tại một sân bay ở Bangkok, Thái Lan do dịch COVID-19 ngày 1/8/2020 (Ảnh: Thoibaotaichinh)

Cảnh vắng vẻ tại một sân bay ở Bangkok, Thái Lan do dịch COVID-19 ngày 1/8/2020 (Ảnh: Thoibaotaichinh)

Tính đến giữa tháng 6, nội các Thái Lan đã phê chuẩn gói tài khóa trị giá 46,8 tỷ USD cho việc chống đỡ nền kinh tế. Một gói kích thích khác trị giá 2,2 tỷ USD cũng đã được thông qua vào đầu tháng 9 để hỗ trợ người lao động không có việc làm, trong đó bao gồm trợ cấp trực tiếp cho khoảng 15 triệu người và các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tuyển dụng lao động. Khoảng 1,63 triệu USD cũng sẽ được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp tiêu dùng cho người có thu nhập thấp. Tính từ đầu năm, Ngân hàng Thái Lan đã cắt giảm 75 bps lãi suất điều hành xuống mức 0,5%. 

Kinh tế Malaysia suy giảm âm 17,1% trong quý 2. Nguyên nhân chính là do sự sụt giảm của các ngành dịch vụ, sản xuất, xây dựng và tiêu dùng cá nhân. Trong ba tháng đầu năm, chính phủ Malaysia đã tung ra ba gói kích thích kinh tế với tổng trị giá 65 tỷ đô la Mỹ để chống lại ảnh hưởng bởi dịch COVID19.

Vào tháng 6, gói hỗ trợ thứ tư được thông qua với trị giá xấp xỉ 5 tỷ USD trong các nỗ lực hỗ trợ tiền lương và hoãn giãn thuế cho doanh nghiệp. Một gói hỗ trợ khác trị giá khoảng 2,4 tỷ USD cũng được thông báo vào cuối tháng Chín để hỗ trợ trực tiếp cho người dân và đảm bảo khả năng trả lương của doanh nghiệp.

Tính đến tháng 9, Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) đã ba lần hạ lãi suất điều hành (tổng cộng 125 bps) xuống mức 1,75% và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng thương mại xuống mức 2%.

Theo dự báo của công ty tư vấn tài chính Oxford Economics mới đây, 5 nền kinh tế lớn nhất ASEAN gồm Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Indonesia đều tăng trưởng âm trong năm 2020 này, dưới tác động của đại dịch COVID-19. Do ảnh hưởng của đại dịch cùng với các biện pháp giãn cách, phong tỏa, hoạt động đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng nội địa của 5 nước này đều giảm.

Theo đó, Oxford Economics dự đoán tăng trưởng kinh tế cho cả năm 2020 của Malaysia là -4,3%; Singapore -5,7%; Thái Lan -6,9%; Indonesia -2,7; còn riêng Philippines đang được điều chỉnh lại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế ASEAN tiếp tục suy giảm tăng trưởng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713864990 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713864990 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10