2024 có thể xem là năm phục hồi kinh tế, kéo theo TTCK phục hồi đáng kể nhưng trải qua quá trình đi ngang (sideway) và nhiều điều chỉnh (correction) trong xu hướng đi lên vì vẫn còn các rủi ro.
>>>Thị trường chứng khoán 2024 dự báo có nhiều điểm sáng tích cực
Tổng cục Thống kê vừa công bố GDP Việt Nam 2023 tăng trưởng 5,05%. Đây con số có ý nghĩa nếu chúng ta nhìn vào tăng trưởng trung bình 10 năm trước dịch của Việt Nam ở mức hơn 6,5%/ năm; qua đó có thể thấy tăng trưởng 5,05% của 2023 phản ánh một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong hơn 1 thập kỉ vừa qua, tương tự giai đoạn tăng trường thấp 2012 - 2013 hay các năm bị ảnh hưởng dịch Covid -19. Đây cũng là điều mà các nhà đầu tư chứng khoán đã và đang cảm nhận được.
Tuy nhiên, trước các "cơn gió ngược" từ yếu tố quốc tế và khó khăn trong nước thì mức tăng trưởng này đến từ những nỗ lực rất lớn và thực tế cao hơn dự báo của các tổ chức quốc tế (như IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam chỉ ở mức 4,7%).
Con số này là một dấu hiệu tích cực với thị trường chứng khoán. Nhưng thị trường luôn phản ánh kỳ vọng, do đó tăng trưởng 2024 mới chính là điều mà nhà đầu tư cần quan tâm lúc này.
Hiện các tổ chức lớn dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng quanh 5,80%-6,00% cho 2024, tương đương năm phục hồi tương tự giai đoạn 2014.
Năm phục hồi này chứng kiến thị trường tăng điểm tốt và phục hồi đáng kể nhưng trải qua quá trình đi ngang (sideway) và nhiều điều chỉnh (correction) trong xu hướng đi lên vì các rủi ro vẫn còn trên quá trình phục hồi. Và đây cũng sẽ là năm phân hóa cho các cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng trung hạn.
>>>Những nhóm ngành có định giá thấp trên thị trường chứng khoán
Vậy mức dự phóng này có đáng tin cậy cho sự phục hồi? Điều này sẽ nhìn thấy rõ hơn với các chỉ báo sau:
Nếu nhìn tăng trưởng GDP theo quý, chúng ta sẽ thấy tăng trưởng GDP đang phục hồi dần từ mức thấp.
Nhìn vào 2 động lực lớn nhất của tăng trưởng là (1) Công nghiệp chế biến chế tạo, dữ liệu cho thấy đã thoát khỏi kênh giảm và đang phục hồi khá vững chắc (2) bán buôn, bán lẻ phản ánh sức mạnh nội tại cũng đang cho thấy thoát dần sự ảm đạm. Theo đó, có thể thấy xu hướng đang tốt dần lên và là cơ sở cho việc năm 2024 kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn.
Về xuất nhập khẩu, với nền kinh tế mở cao thì việc phục hồi của hoạt động xuất nhập khẩu là quan trọng cho tăng trưởng. Với việc xuất nhập khẩu phục hồi về vùng tăng trưởng dương và củng cổ từ tháng 10 thì có thể thấy triển vọng kinh tế 2024 sẽ tốt hơn.
Tóm lại, năm 2023 tuy nhiều khó khăn nhưng đã có một kết thúc "đẹp". Năm 2024 sẽ là năm phục hồi và thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi và năm bản lề cho chu kỳ mới của thị trường với các dữ liệu đang ủng hộ khá chắc xu hướng này.
Dự báo tăng trưởng GDP 5,8-6%, chứng khoán mức "Tương đối tích cực"
Bước sang 2024, FIDT nhận định bức tranh tổng quan cho thấy hình ảnh chậm lại của nền kinh tế toàn cầu trong năm sau. Tuy nhiên FIDT cho rằng dấu hiệu phục hồi sẽ đến sớm nhất vào nửa sau năm 2024 khi các NHTW bắt đầu nới lỏng tiền tệ, và lạm phát hạ nhiệt sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Dự kiến đến 2025 nền kinh tế toàn cầu sẽ bước vào một chu kì tăng trưởng mới, mặc dù sẽ có sự phân hóa giữa các nền kinh tế lớn.
Trong bối cảnh phức tạp của năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi để đạt mức tăng trưởng GDP khả quan. FIDT có góc nhìn khá tích cực và đánh giá GDP Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 5,8-6% trong năm 2024.
Tổng quan về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam cho năm 2024, FIDT thể hiện sự lạc quan với đánh giá "Tương đối Tích cực" ở mức 0.9/3 điểm. Sự lạc quan này chủ yếu đặt nền tảng trên những yếu tố tích cực như tăng trưởng kinh tế ở cả quốc tế lẫn Việt Nam, bên cạnh đó là câu chuyện nâng hạng giúp thu hút dòng vốn ngoại trở lại và môi trường lãi suất ổn định. Trong đó, điểm nhấn quan trọng nhất là khả năng dẫn dắt của EPS được kỳ vọng sẽ là động lực chính đưa thị trường về hướng tích cực trong năm 2024.
Tuy nhiên, thị trường vẫn phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt liên quan đến thị trường bất động sản. Vì vậy, không thể khẳng định thị trường sẽ quá tích cực, mà có thể sẽ có những đợt điều chỉnh nhằm đảm bảo sự ổn định và giữ cho thị trường về vùng hợp lý. Điều này làm nổi bật sự quan trọng của việc duy trì cảnh báo và quản lý rủi ro trong quá trình ra quyết định đầu tư và chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật.
Có thể bạn quan tâm
Hai kịch bản thị trường chứng khoán
14:25, 23/12/2023
Nhà đầu tư toàn cầu thờ ơ với thị trường chứng khoán Trung Quốc
05:06, 22/12/2023
TTCK Việt Nam sẽ tăng cùng chiều với chứng khoán Mỹ trong dài hạn
05:02, 25/12/2023
Năm 2024, nhà đầu tư cần lưu ý những yếu tố gì khi tham gia chứng khoán?
05:30, 20/12/2023