Kinh tế thế giới giảm đà (Kỳ II): Các rủi ro bao trùm năm 2019

BÙI NGỌC SƠN- Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 17/02/2019 11:01

Kinh tế thế giới 2019 sẽ tiếp tục giảm đà tăng trưởng do tác động từ những rủi ro như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, sự bế tắc của tiến trình Brexit, sự gia tăng của chủ nghĩa biệt lập, cực đoan.

Do sự leo thang của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nên nền kinh tế thế giới năm 2018 đã có dấu hiệu mất đà tăng trưởng, và các rủi ro kinh tế sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới 2019.

p/Bất ổn Brexit là một trong những yếu tố tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu năm 2019. (Ảnh: Một người dân Anh phản đối Brexit đứng bên cạnh Tháp Big Ben)

Bất ổn Brexit là một trong những yếu tố tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu năm 2019. (Ảnh: Một người dân Anh phản đối Brexit đứng bên cạnh Tháp Big Ben)

Rủi ro từ thương chiến

Cuộc chiến thương mại sẽ còn phức tạp. Dù có một số tín hiệu về triển vọng đàm phán Mỹ- Trung, nhiều vấn đề sẽ không thể giải quyết được trong ngắn hạn. Hơn nữa, về bản chất, cuộc chiến thương mại này chỉ là một bộ phận của sự tranh giành địa chính trị, việc đi đến thỏa thuận sẽ là rất khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế thế giới giảm đà (Kỳ I): Các nền kinh tế lớn suy giảm tăng trưởng

    Kinh tế thế giới giảm đà (Kỳ I): Các nền kinh tế lớn suy giảm tăng trưởng

    15:10, 14/02/2019

  • "Kinh tế thế giới đang tiến triển chậm hơn so với dự kiến và những rủi ro cũng tăng lên"

    09:13, 23/01/2019

  • 5G và AI sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế thế giới

    5G và AI sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế thế giới

    04:08, 15/01/2019

  • WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 giảm do

    WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 giảm do "triển vọng kinh tế thế giới tối dần"

    01:00, 10/01/2019

  • E ngại kinh tế thế giới 2019

    E ngại kinh tế thế giới 2019

    11:01, 05/01/2019

  • Điều gì đang chờ đợi kinh tế thế giới trong năm 2019?

    Điều gì đang chờ đợi kinh tế thế giới trong năm 2019?

    06:00, 28/12/2018

Chẳng hạn, nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ cao của Mỹ và phương Tây đang gia tăng rõ rệt. Việc bắt bà Mạnh Vãn Chu là Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính của Huawei (Trung Quốc) ở Canada, cũng như việc Mỹ thúc giục các đồng minh loại bỏ Huawei ra khỏi sự phát triển mạng 5G ở các nước này, hay việc chuẩn bị các đạo luật nhằm ngăn chặn Trung Quốc sở hữu công nghệ cao của phương Tây, cho thấy sự căng thẳng trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn gia tăng.

  Trước những rủi ro tiềm ẩn khó lường, IHS Markit đã đưa ra dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm từ 3,2% năm 2018 xuống còn 3,1% trong năm 2019, và tiếp tục giảm trong các năm tới.

Kết quả, nền kinh tế Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn trong bối cảnh đang có nhiều rủi ro nội tại mang tính cơ cấu lớn dần tới giới hạn nguy hiểm. Sự chậm lại đáng kể trong tăng trưởng làm gia tăng mức nguy hiểm của những rủi ro nói trên. Điều này gây nhiều lo ngại cho các thị trường và các nhà đầu tư trên toàn cầu.

Brexit gây nhiều lo ngại

Tiến trình Brexit gặp rất nhiều bất trắc trong suốt cả năm 2018. Điều này gây nhiều nhiễu loạn cho các thị trường trên thế giới. Giới đầu tư vẫn phải thận trọng trong quyết định đầu tư vì không có điều gì rõ ràng cho thấy tiến trình Brexit sẽ diễn ra như thế nào.

Hơn nữa, những thất bại của chính phủ Anh trong việc thuyết phục Quốc hội nước này phê duyệt phương án mà Thủ tướng May đã đạt được với EU khiến tiến trình tiếp tục là yếu tố bất ổn cho năm 2019. Nhiều Cty lớn như Airbus đã có nhiều lo ngại về Brexit và đã có thông báo chính thức với chính phủ Anh rằng, nếu không đạt được thỏa thuận Brexit thì họ sẽ chuyển ra khỏi Anh Quốc, một điều thực sự tồi tệ với nền kinh tế Anh. Và sự dịch chuyển này sẽ gây tổn thất cho cả những nền kinh tế châu Âu khác trong năm 2019.

Hay như đã đề cập, nền kinh tế Đức cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ Brexit và đây là một nguyên nhân quan trọng gây sụt giảm tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm 2018 và có thể sẽ cả trong năm 2019. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đối với EU, và cả kinh tế toàn cầu trong năm 2019.

Chủ nghĩa biệt lập, cực đoan gia tăng

Diễn đàn kinh tế thế giới tuyên bố rằng các rủi ro hay bất ổn trên toàn cầu như tình trạng biến đổi khí hậu, xung đột thương mại, mất cân đối vĩ mô ở các nền kinh tế lớn cũng như trên quy mô toàn cầu sẽ khó được kiểm soát vì chủ nghĩa biệt lập, chủ nghĩa cực đoan đang gia tăng. Nói cách khác, chính những yếu tố như chủ nghĩa biệt lập, chủ nghĩa cực đoan cũng là những rủi ro đối với kinh tế toàn cầu vì chúng làm cho sự phối hợp toàn cầu giải quyết các rủi ro khác trở nên khó khăn.

Chủ nghĩa biệt lập dẫn đầu là Mỹ cản trở hợp tác toàn cầu trong giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu. Sự xấu đi nhanh chóng của biến đổi khí hậu đã đem lại nhiều hậu quả thiên tai nặng nề ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này, đến lượt nó, có thể trở thành một thách thức đối với kinh tế thế giới trong năm 2019.

Khuyến nghị cho Việt Nam

Như vậy, có thể thấy rằng xung đột thương mại Mỹ-Trung sẽ còn phức tạp và là rủi ro lớn cho kinh tế thế giới 2019.

Vì xung đột thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam một mặt được lợi từ việc di chuyển FDI từ Trung Quốc sang sẽ làm tăng xuất nhập khẩu, việc làm, dòng ngoại hối. Theo đó, tỷ giá sẽ ổn định nhưng VND có khuynh hướng tăng giá. NHNN tăng giá mua vào gần đây là động thái tích cực giúp duy trì sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu. Điều này giúp đảm bảo thu nhập cho khu vực xuất khẩu nông sản, khoáng sản, gia công xuất khẩu. Đây là những lĩnh vực quan trọng đối với các thành phần kinh tế nội địa.

Mặt khác, dòng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc do dư thừa công suất có thể đem lại những hiệu ứng không mong muốn như gây hại môi trường, gian lận thương mại... Việt Nam cần thận trọng với dòng FDI này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế thế giới giảm đà (Kỳ II): Các rủi ro bao trùm năm 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO