Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm: (Kỳ 1) Động lực tăng trưởng

LINH NGA 30/06/2021 11:00

Ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 tăng 8,91%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 11,42.

fd

Xét về mức độ đóng góp cho tăng trường, đóng góp nhiều nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng trên 8%.

Theo công bố của Tổng cục thống kê, GDP 6 tháng đầu năm nay tăng 5,64%. Sự tăng trưởng này là rất đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch COVID-19 lần thứ 4 kéo dài từ gần như cả quý II với những diễn biến phức tạp, khó lường tác động không nhỏ tới tình hình tăng trưởng của Việt Nam.

Xét về mức độ đóng góp cho tăng trường, đóng góp nhiều nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng trên 8%; sau là khu vực dịch vụ tăng gần 4%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng gần 4%.

Theo lý giải của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý II/2021 tăng trưởng khá có nguyên nhân là do, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 11,45% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,91%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,42%, cao hơn tốc độ tăng 5,06% của cùng kỳ năm 2020.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 6 tháng năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép cán tăng 61,6%; ô tô tăng 50%; linh kiện điện thoại tăng 38,8%; phân hỗn hợp NPK và điện thoại di động cùng tăng 18,1%; sắt, thép thô tăng 16,6%; sữa bột tăng 15,9%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 11,7%; xe máy tăng 11,5%; giày, dép da tăng 11,4%; sơn hóa học tăng 11%; thức ăn cho gia súc tăng 10,8%. 

Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành tạo ra nguồn cung việc làm dài hạn và thu nhập ổn định. Hầu hết các công việc trực tiếp hoặc gián tiếp đều phụ thuộc vào sản xuất. Đây vẫn là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế.

gf

Công nghiệp chế biến là ngành tạo ra nguồn cung việc làm dài hạn và thu nhập ổn định.

Đối với chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 30/6/2021 tăng 24,3% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2020 tăng 26,7%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2021 đạt 75,2% (cùng kỳ năm trước là 81,5%), trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 124,5%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 119,2%; dệt 117,8%; sản xuất chế biến thực phẩm 108,1%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 105,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 104%; sản xuất thiết bị điện 102,5%.

Đáng chú ý, trong báo cáo cũng cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, nếu tính cả vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 6,49 tỷ USD, chiếm 47,5% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 5,25 tỷ USD, chiếm 38,4%.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 489 triệu USD, chiếm 30,4% giá trị góp vốn.

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, mặc dù công nghiệp chế biến chế tạo luôn là ngành đứng đầu về thu hút vốn FDI, nhưng thời gian tới Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận, dựa vào các lợi thế cạnh tranh động (tay nghề người lao động, năng lực sáng tạo và môi trường tự nhiên và kinh doanh, đầu tư thuận lợi), thay vì các lợi thế cạnh tranh tĩnh, kém bền vững như trước đây (tài nguyên, lao động phổ thông, cơ chế ưu đãi dễ dàng và hấp dẫn).

Dù đã vượt qua được những tháng đầu năm với kết quả tích cực, nhưng ngành chế biến, chế tạo cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: nguyên vật liệu trên đà tăng giá hay dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp.

Dịch bệnh đang gây khó khăn cho tất cả các ngành nghề, doanh nghiệp, Do vậy, với vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho khu vực công nghiệp, sự tăng trưởng của ngành chế biến chế tạo những tháng đầu năm đã tác động lan tỏa tổng thể đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Vấn đề vào lúc này là ngành cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể duy trì đà tăng trưởng này trong những tháng còn lại của năm.

Còn nữa...

Có thể bạn quan tâm

  • Quản lý gián đoạn nguồn cung để duy trì tăng trưởng kinh tế Việt Nam

    Quản lý gián đoạn nguồn cung để duy trì tăng trưởng kinh tế Việt Nam

    04:00, 29/06/2021

  • Gia tăng giá trị cho quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

    Gia tăng giá trị cho quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

    06:00, 23/06/2021

  • Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 5) Giá xuất khẩu gạo tăng cao

    Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 5) Giá xuất khẩu gạo tăng cao

    04:00, 10/06/2021

  • Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 4) Dệt may, da giày nhiều tín hiệu khởi sắc

    Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 4) Dệt may, da giày nhiều tín hiệu khởi sắc

    11:00, 08/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm: (Kỳ 1) Động lực tăng trưởng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO