Theo nguồn tin từ Reuters, Kỳ lân công nghệ VNG muốn huy động 100 triệu USD, niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore, trong khi trước đó startup này nuôi giấc mộng lên sàn Nasdaq (Mỹ).
>>“Kỳ lân” VNG liên tục thua lỗ nhưng cổ phiếu vẫn đắt giá nhất sàn
Mong muốn huy động vốn của VNG được diễn ra trong bối cảnh các công ty internet và công nghệ trên toàn cầu đang đối mặt với những thách thức khi các nhà đầu tư trở nên lo ngại trước bối cảnh kinh tế vĩ mô không ổn định, lãi suất tăng và thị trường chứng khoán biến động.
Trong quý I/2023, CTCP VNG ghi nhận doanh thu đạt 1.852,5 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty ghi nhận tiếp tục lỗ 40,5 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 15,9 tỷ đồng, tức giảm 24,6 tỷ đồng.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 16,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 122,5 tỷ đồng, lên 847,1 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 57,3%, tương ứng giảm 24,26 tỷ đồng, về 18,09 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 108,9%, tương ứng tăng thêm 4,15 tỷ đồng, lên 7,96 tỷ đồng; lãi/lỗ công ty liên doanh, liên kết ghi nhận lỗ 27,5 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 7,6 tỷ đồng, tức giảm 19,9 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 4,7%, tương ứng tăng thêm 39,3 tỷ đồng, lên 880,9 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
>>VNG đẩy mạnh hạ tầng trung tâm dữ liệu cho nền kinh tế số
Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của CTCP VNG tăng nhẹ 0,9% so với đầu năm, lên 8.975,7 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 2.922,5 tỷ đồng, chiếm 32,6% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 2.367,3 tỷ đồng, chiếm 26,4% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 1.547,5 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 1.203,7 tỷ đồng, chiếm 13,4% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, tài sản biến động chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 4,9% so với đầu năm, tương ứng giảm 152,1 tỷ đồng, về 2.922,5 tỷ đồng. Ngoài ra, tài sản dở dang dài hạn giảm 93,6% so với đầu năm, tương ứng giảm 972,4 tỷ đồng, về 66,3 tỷ đồng; tài sản cố định tăng 97,6%, tương ứng tăng thêm 1.169,4 tỷ đồng, lên 2.367,3 tỷ đồng…
Công ty thuyết minh chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm do không còn ghi nhận dự án VNG Data Center so với đầu năm 991,7 tỷ đồng. Như vậy, nhiều khả năng dự án đã triển khai xong, công ty chuyển từ chi phí xây dựng cơ bản dở dang sang tài sản cố định.
Về danh sách các khoản đầu tư vào Công ty liên kết, Công ty tiếp tục lỗ 27.5 tỷ đồng trong quý I/2023. Trong đó, chủ yếu lỗ 12,03 tỷ đồng Công ty Funding Asia; lỗ 9,3 tỷ đồng Telio; lỗ 4,89 tỷ đồng Ecotruck; lỗ 1,09 tỷ đồng Rocketeer; và lỗ 0,2 tỷ đồng Dayone. Trong đó, khoản đầu tư 510,1 tỷ đồng vào Tiki Global đã trích lập toàn bộ dự phòng do lỗ 510,1 tỷ đồng.
VNG muốn trở thành công ty công nghệ toàn cầu, Tổng Giám đốc Lê Hồng Minh nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào cuối năm ngoái. Công ty đang tìm kiếm thêm doanh thu nước ngoài từ các mảng trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây. Đây là hai mảng đang có mức tăng trưởng ấn tượng.
Để phục vụ cho kế hoạch mở rộng, năm ngoái, VNG giải ngân đầu tư mạnh mẽ. Đáng chú ý là khoản đầu tư vào trung tâm dữ liệu VNG, Quận 7, TP HCM. Đây là cơ sở cho VNG có thể đẩy mạnh tăng trưởng các nguồn doanh thu mới từ dữ liệu và điện toán đám mây.
Trong đó, khoản đầu tư 510,1 tỷ đồng vào Tiki Global đã trích lập toàn bộ dự phòng do lỗ 510,1 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của VNG tại cuối tháng 3 là 5.021 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 0,78 lần.
Có thể bạn quan tâm