Kỳ vọng gì từ AUKUS và GCAP?

Diendandoanhnghiep.vn Hợp tác công nghệ trong lĩnh vực quân sự giữa nhiều quốc gia chủ yếu nhằm phản ứng đối với tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc

>> AUKUS và nỗi sợ của Trung Quốc

Anh, Nhật Bản và Italy

Anh, Nhật Bản và Italy lên kế hoạch cùng nhau phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu

Hai trong số các nhóm an ninh không chính thức mới nổi tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã đạt được những bước tiến quan trọng trong tháng này.

Hai tuần trước, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã gặp người đồng cấp Anh Rishi Sunak và Tổng thống Mỹ Joe Biden ở San Diego, California, để cùng thông báo chi tiết về cách thức Canberra sẽ xây dựng năng lực tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân theo thỏa thuận AUKUS.

Cuối tuần đó, các bộ trưởng quốc phòng Anh, Nhật Bản và Italy đã gặp nhau tại Tokyo để lên kế hoạch cùng nhau phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu trong dự án có tên gọi Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP).

Từ góc độ kỹ thuật, cả hai đều là những chương trình đầy tham vọng và rủi ro cao, được thiết lập để vượt qua ranh giới của các mô hình hiện có về quy định kiểm soát xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, năng lực sản xuất và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực có tính nhạy cảm cao.

Theo kế hoạch AUKUS, Australia sẽ ngay lập tức bắt đầu phát triển năng lực và bí quyết xây dựng lực lượng chuyên nghiệp cần thiết để vận hành và hỗ trợ một hạm đội tàu ngầm hạt nhân.

Cuối thập kỷ này, các tàu ngầm của Mỹ và Anh sẽ bắt đầu hoạt động luân phiên từ Tây Australia. Sau đó, một số lượng nhỏ tàu ngầm lớp Virginia được Canberra mua cũng sẽ tham gia vào các hoạt động này. Dự kiến, chương trình SSN-AUKUS được coi là xương sống của lực lượng tàu ngầm của cả Canberra và London trong nhiều thập kỷ tới.

Trong khi đó, mặc dù GCAP ít nhận được sự chú ý của giới truyền thông hơn AUKUS, nhưng chương trình này cũng không kém phần quan trọng. Đây là chương trình hợp tác nâng cao năng lực lớn đầu tiên được thực hiện bởi ba đồng minh thân cận của Mỹ mà không có sự tham gia trực tiếp của nước này.

Liên doanh này đại diện cho một bước tiến quan trọng trong quan hệ đối tác Đại Tây Dương-Thái Bình Dương, trong đó các đồng minh của Mỹ sẽ làm việc cùng nhau trong một dự án quốc phòng phức tạp.

>> Mỹ ấp ủ nhiều "át chủ bài" như AUKUS để đối phó với Trung Quốc

Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak công bố thỏa thuận mua tàu ngầm vào ngày 13/3. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak công bố thỏa thuận mua tàu ngầm vào ngày 13/3. Ảnh: Reuters.

Theo ông Alessio Patalano, Giáo sư về chiến tranh và chiến lược ở Đông Á tại King's College London, AUKUS và ở mức độ thấp hơn là GCAP đã làm Trung Quốc lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ông cho rằng, sự lo ngại này là không cần thiết.

"Trên thực tế, AUKUS và GCAP không phải là những sáng kiến làm đảo lộn sự cân bằng ổn định trong khu vực. Thay vào đó, chúng là một phản ứng đối với sự cân bằng quân sự đang xấu đi nhanh chóng, chủ yếu là kết quả của hơn một thập kỷ đầu tư của Bắc Kinh vào việc hiện đại hóa và nâng cấp bộ máy quân sự của mình", chuyên gia này cho biết.

Bên cạnh đó, cả AUKUS và GCAP là phản ứng tập thể và phù hợp với sự phát triển trong khu vực. Các chương trình này chỉ ra rằng nhận thức về sự suy giảm ổn định quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không phải là mối quan tâm của một quốc gia đơn lẻ.

Thay vào đó, những mối quan tâm như vậy được chia sẻ giữa các đối tác, những quốc gia vì lợi ích chung đang cùng nhau tìm cách giải quyết các mối lo ngại đang ngày một gia tăng về những bất ổn trong khu vực.

Các thành viên của các thỏa thuận AUKUS và GCAP không tìm cách mở rộng quy mô kho vũ khí của họ. Thay vào đó, họ đang nhắm đến việc tận dụng công nghệ cho các hoạt động trên không và trên biển để điều chỉnh tốt hơn các phản ứng của họ đối với sự phát triển của họ trong khu vực.

"Trong một không gian địa chính trị lấy biển làm trung tâm, khả năng của tàu ngầm và không quân là trung tâm để đảm bảo thước đo cho sự ổn định. Những thách thức mà hành vi và năng lực của Trung Quốc đưa ra tại các khu vực quan trọng ở biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như ở eo biển Đài Loan, đã thúc đẩy hành động tập thể vì quan tâm đến việc duy trì trật tự hàng hải", ông Patalano nói.

Các chuyên gia nhận định, cùng với sự phát triển của AUKUS và GCAP, những nhóm hợp tác để đưa ra những phản ứng chung đối với những thách thức lớn mang tính hệ thống và nhằm mục đích ngăn chặn các hành vi gây mất ổn định sẽ ngày một tăng tại nhiều khu vực khác nhau. Điều này sẽ hướng đến việc đưa ra một khuôn mẫu mới cho hành động tập thể trong thời đại cạnh tranh địa chiến lược gia tăng.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kỳ vọng gì từ AUKUS và GCAP? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713561432 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713561432 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10