Kỳ vọng gì từ đối thoại Mỹ - Trung?

Diendandoanhnghiep.vn Sau nhiều tuyên bố cứng rắn, Mỹ và Trung Quốc sẽ có cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên tại bang Alaska kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nắm quyền.

Mỹ và Trung Quốc sắp tiến hành cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên khi Tổng thống Biden lên nắm quyền

Mỹ và Trung Quốc sắp tiến hành cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên khi Tổng thống Biden lên nắm quyền

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan sẽ gặp Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Theo ông Blinken, hai bên sẽ cùng trao đổi thẳng thắn về quan điểm trong những lĩnh vực cả hai quốc gia đang có bất đồng sâu sắc, cũng như đặt ra các ưu tiên nếu muốn thay đổi tình hình hiện tại. Đồng thời, cuộc gặp ở Alaska là dịp để chính quyền Washington thông báo đường hướng phát triển của quan hệ song phương. Do đó, Nhà Trắng không đặt quá nhiều kỳ vọng, và dự kiến cũng sẽ không có thông cáo chung sau khi kết thúc.

Trước đó, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để trao đổi về sự hợp tác giữa hai bên. Cả hai nhà lãnh đạo đều nhận định, một số vấn đề như biến đổi khí hậu và các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với những đại dịch như COVID-19 trong tương lai là những lĩnh vực có thể hợp tác.

Theo giới quan sát, không nên kỳ vọng nhiều vào cuộc gặp đầu tiên giữa hai bên. Cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd đánh giá, nhiều khả năng đây là một cuộc đối thoại hơn là tập trung vào giải quyết các vấn đề.

“Hiện nay chính quyền ông Biden đang có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc trên nhiều khía cạnh nhạy cảm. Mặt khác, ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đã khiến hai siêu cường trở thành đối thủ gay gắt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, công nghệ, thị trường vốn, tầm ảnh hưởng cũng như ý thức hệ. Do đó, trong cuộc đối thoại có khả năng xảy ra một số thời khắc tranh luận căng thẳng”, ông Rudd nhận định.

Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại của chính quyền Biden đối với Trung Quốc được cho là đi kèm với điều kiện tiên quyết là "vì lợi ích của Mỹ". Mặc dù có vẻ không giống với cách tiếp cận ngoại giao "Nước Mỹ trên hết" độc đoán của ông Trump, lập trường của ông Biden không khác nhiều so với cách tiếp cận của người tiền nhiệm.

Do đó, một số quan chức cấp cao của Mỹ bao gồm Ngoại trưởng Blinken đang cố gắng yêu cầu Trung Quốc thực hiện các động thái "sửa chữa" mối quan hệ trước, và động thái này sẽ cản trở việc cải thiện quan hệ song phương.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Joe Biden (phải), khi đó là Phó tổng thống Mỹ,

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Joe Biden (phải), khi đó là Phó tổng thống Mỹ

Tuy nhiên, Victor Cha, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS) cho rằng, cuộc đối thoại My - Trung dưới thời Tổng thống Biden sẽ không gay gắt như thời cựu Tổng thống Trump.

Một mặt, Tổng thống Joe Biden có cách tiếp cận Trung Quốc khác với người tiền nhiệm. Mặt khác, chính quyền của ông cũng đã xác định có những vấn đề hai bên có thể hợp tác chặt chẽ với nhau.

Mặc dù quan điểm cứng rắn với Trung Quốc chiếm đa số trong Quốc hội Mỹ, tuy nhiên, các Nghị sĩ Mỹ đều hiểu rằng, việc tung ra các hành động trừng phạt vô căn cứ nhằm vào Trung Quốc sẽ không mang lại lợi ích cho Mỹ. Điều này sẽ ngăn cản mối quan hệ cạnh tranh leo thang thành xung đột.

Cùng với đó, Hoa Kỳ đang có một khởi đầu tốt trong việc hàn gắn với các liên minh ở châu Á. “Bắc Kinh đang cho rằng Mỹ sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng lại các liên minh sau một thời gian dài rạn nứt. Nhưng với những bước tiến mà chính quyền Biden đạt được trong những ngày qua, Trung Quốc có thể gặp phải thách thức ghê gớm những gì đã nhận định và có thái độ ôn hòa hơn”, ông Cha cho biết.

Hiện nay, ưu tiên hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc là ngăn chặn mối quan hệ song phương đi xuống vực thẳm. Cả hai nước nên duy trì đối thoại và tập trung vào việc mở rộng hợp tác. Việc phát triển các thỏa thuận giữa các nhóm chuyên gia giữa hai nước thành một cơ chế phối hợp có thể trở thành một trong những điểm nổi bật của các cuộc hội đàm cấp cao sắp tới.

Các chuyên gia cho rằng, mối quan hệ song phương giữa hai nước đang đối mặt với những thách thức lớn nhưng cũng có cơ hội. Đối thoại cấp cao có thể sẽ là một điểm khởi đầu mới hoặc một bước ngoặt cho mối quan hệ. Tuy con đường quanh co nhưng các chuyên gia cho rằng triển vọng vẫn tươi sáng.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kỳ vọng gì từ đối thoại Mỹ - Trung? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713606207 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713606207 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10