Kỳ vọng mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc

TRƯỜNG ĐẶNG 21/02/2023 17:53

Phát triển doanh nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn ESG được kỳ vọng sẽ là hướng hợp tác mới giữa VCCI và KOCHAM trong tương lai.

>>KOCHAM và NovaGroup hợp tác nâng cao chất lượng dịch vụ

Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh và ông Choi Bun Do, Chủ tịch KOCHAM tại buổi làm việc

Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh và ông Choi Bun Do, Chủ tịch KOCHAM tại buổi làm việc

Ngày 21/2, Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Phòng Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc tại TP.HCM (KOCHAM) do ông Choi Bun Do, Chủ tịch KOCHAM, dẫn đầu. Trong đó, hai bên đã thảo luận và trao đổi về một số vướng mắc của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cũng như hướng đi mới trong tương lai để tăng cường hơn nữa hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước.

Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã luôn phát triển tốt đẹp trong suốt 30 năm qua trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế cho đến chính trị và ngoại giao.

Trong thập niên 90, Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong đầu tư phát triển vào Việt Nam, từng bước giúp Việt Nam phục hồi và tăng trưởng. Cho đến nay, đã có khoảng 3000 doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam. Hàn Quốc trở thành một trong các đối tác lớn nhất của Việt Nam, mối quan hệ giữa hai dân tộc ngày càng đầm ấm, gắn kết. Trong thành công đó, VCCI rất tự hào được là một phần đóng góp vào tiến trình phát triển ấn tượng trong quan hệ hai nước.

Chủ tịch KORCHAM bày tỏ niềm vui được gặp mặt lãnh đạo VCCI, qua đó kỳ vọng mối quan hệ giữa hai đơn vị ngày càng phát triển sâu rộng để thúc đẩy hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc, ông Choi Bun Do cũng nêu ra một số vướng mắc mà doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đang mắc phải, qua đó đề nghị VCCI và các cơ quan ban ngành liên quan của chính phủ giải đáp và tháo gỡ.

Thứ nhất, phía Hàn Quốc rất quan tâm đến lộ trình và kế hoạch tăng lương tối thiểu vùng của Việt Nam. Ông Choi cho biết, sau giai đoạn Covid-19, các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam mới bắt đầu phục hồi nhưng rất chậm chạp do nhiều yếu tố vĩ mô tác động. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng là quốc gia sử dụng nhiều lao động Việt Nam trong các ngành may mặc, da giày… Do đó, sự thay đổi trong mức lương tối thiểu vùng sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, đại diện KORCHAM cũng mong muốn VCCI đề xuất với các chính phủ Việt Nam đẩy nhanh tiến độ cấp thị thực, giấy phép lao động cho người nước ngoài để các doanh nghiệp Hàn Quốc đảm bảo tiến độ trong quá trình kinh doanh.

Thứ ba, KORCHAM mong muốn phía Việt Nam tăng tốc hơn nữa trong quá trình cấp thẻ doanh nhân APEC (ABTC).

>>VBF 2020: KoCham đề xuất Việt Nam cân nhắc xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Vinh đánh giá cao các thông tin mà phía Hàn Quốc cung cấp, coi đây là cơ sở để VCCI tham mưu cho các cơ quan ban ngành của chính phủ nhằm cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Giải đáp cho phía Hàn Quốc, ông Vinh nhấn mạnh VCCI sẽ phối hợp kiến nghị với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để đề xuất mức lương tối thiểu vùng hài hòa nhất về lợi ích cho cả người sử dụng lao động và người lao động.

Về vấn đề cấp thị thực, giấy phép lao động, lãnh đạo VCCI cho biết sẽ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền để có phương án hợp lý, đồng thời cũng mong muốn Hàn Quốc tạo nhiều điều kiện hơn cho nhân sự chất lượng cao Việt Nam phát triển trong các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc.

Hai bên mong muốn hợp tác sâu rộng hơn nữa để tăng cường hợp tác đầu tư Việt Nam và Hàn Quốc

Hai bên mong muốn hợp tác sâu rộng hơn nữa để tăng cường hợp tác đầu tư Việt Nam và Hàn Quốc

Đặc biệt, tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch VCCI đã nhấn mạnh đến vai trò của bộ tiêu chuẩn ESG (Môi trường – Xã hội - Quản trị) trong phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam, qua đó mong muốn phía Hàn Quốc quan tâm thúc đẩy hơn nữa vấn đề này tại Việt Nam. Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc, VCCI đã xây dựng được bộ chỉ số đo lường tính bền vững cho doanh nghiệp từ 2018 – được xem là một trong những công cụ đầu tiên ở Việt Nam trong vấn đề này. Đây sẽ là yếu tố then chốt để đánh giá các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam trong tương lai.

Phía KORCHAM bày tỏ sự quan tâm đến bộ chỉ số này và mong muốn được tiếp cận để truyền đạt cho các hội viên tại Việt Nam. Qua đó, hai bên kỳ vọng đây sẽ là một trong những ưu tiên hợp tác giữa hai đơn vị trong tương lai nhằm thúc đẩy một nền kinh doanh bền vững có lợi cho cả Việt Nam và Hàn Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Vietcombank và Kocham ký kết biên bản ghi nhớ

    Vietcombank và Kocham ký kết biên bản ghi nhớ

    07:32, 23/09/2020

  • [VBF cuối kỳ 2019] Kocham đề xuất miễn thuế phần nguyên liệu nhập khẩu cho gia công xuất khẩu

    [VBF cuối kỳ 2019] Kocham đề xuất miễn thuế phần nguyên liệu nhập khẩu cho gia công xuất khẩu

    09:05, 10/01/2020

  • Hải Dương - Suwon (Hàn Quốc): tăng cường hợp tác hữu nghị thu hút đầu tư

    Hải Dương - Suwon (Hàn Quốc): tăng cường hợp tác hữu nghị thu hút đầu tư

    08:37, 08/02/2023

  • Doosan Vina đưa bác sĩ Hàn Quốc đến khám bệnh cho 1.500 người dân tỉnh Quảng Ngãi

    Doosan Vina đưa bác sĩ Hàn Quốc đến khám bệnh cho 1.500 người dân tỉnh Quảng Ngãi

    17:00, 09/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỳ vọng mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO