Kỳ vọng Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

NGUYỄN VIỆT 18/01/2024 03:30

Kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 với tỷ lệ đồng thuận cao để dự luật sớm phát huy hiệu quả trong quá trình thực thi khi có hiệu lực.

>>Quốc hội xem xét chính sách đặc thù cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) chia sẻ về việc Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) trong Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, ngày 18/1.

ngày 18/1 Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Ngày 18/1 Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án Luật lớn, có tính chất quan trọng đặc biệt, có tác động sâu rộng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân.

Vừa qua, dự thảo Luật đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại 3 kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về dự án Luật tại 7 phiên họp, Chính phủ đã tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề để hoàn thiện dự án Luật.

Dự thảo Luật đã được lấy ý kiến nhân dân, quá trình hoàn thiện dự thảo Luật đã có sự tham gia của đông đảo các cơ quan, tổ chức, chuyên gia.

Tiếp đó, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trên cơ sở 29 ý kiến phát biểu và 9 ý kiến góp ý bằng văn bản của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. 

Theo Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, ngày 18/1 Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Đại biểu Phạm Văn Hòa đánh giá, đây là dự luật lớn, đặc biệt quan trọng, có liên hệ mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ người dân, nội dung dự thảo luật khắc phục rất nhiều những vấn đề bất cập, vướng mắc đặt ra trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2013.

Xác định đây là luật chi phối tất cả các luật khác nên việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận một cách thận trọng, khách quan với sự tham gia đóng góp của nhiều đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học và đặc biệt lấy ý kiến nhân dân là cực kỳ quan trọng và hết sức cần thiết.

Nội dung góp ý đã được các cơ quan có trách nhiệm tập hợp, tiếp thu, giải trình hết sức kỹ lưỡng, công phu cho thấy tinh thần cầu thị, quyết tâm của Ban soạn thảo, của Chính phủ; sự vào cuộc quyết liệt ngay từ đầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất của dự án luật…

>>Sửa Luật Đất đai: Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp dụng phương pháp thặng dư

>>Trình Quốc hội 4 nội dung tại kỳ họp bất thường

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp).

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp).

Qua nhiều lần tiếp thu, chỉnh lý đến Phiên thảo luận tại Hội trường vào sáng 15/1, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến đã có nhiều tiếp thu, hoàn thiện hết sức hợp lý.

Qua thảo luận, các ý kiến đã phân tích làm rõ những phương án còn quan điểm khác nhau và đã cơ bản thống nhất với những nội dung lớn, trọng tâm của dự thảo Luật.

“Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở góp ý của đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận kỳ họp bất thường lần thứ 5 cũng sẽ tiếp hành tiếp tục tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Luật đảm bảo chất lượng cao nhất trước khi trình Quốc hội thông qua vào ngày 18/1”, Đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Vẫn theo đại biểu Phạm Văn Hòa, qua các kỳ thảo luận, tính đến thời điểm này dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có sự hoàn thiện, nâng cao về chất lượng. Cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý  đã rất lắng nghe, chắt lọc đầy đủ, thận trọng các ý kiến tham gia hợp lý của các vị đại biểu Quốc hội, của các chuyên gia, các nhà khoa học và các cơ quan, tổ chức có liên quan, ý kiến của cử tri và nhân dân cả nước.

Đối với những vấn đề lớn, vấn đề khó và còn có ý kiến khác nhau được tiếp thu, giải trình rất thận trọng, thỏa đáng. Như vậy, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình tại kỳ họp lần này đã tương đối hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn đặt ra.

c ơ bản khắc phục được những hạn chế của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5.

“Vì vậy, tôi tin tưởng và kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 với tỷ lệ đồng thuận, tán thành cao, nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao từ phía doanh nghiệp, người dân để dự luật sớm phát huy hiệu quả trong quá trình thực thi khi có hiệu lực”, đại biểu Phạm Văn Hòa bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Quốc hội xem xét chính sách đặc thù cho các chương trình mục tiêu quốc gia

    04:00, 16/01/2024

  • Sửa Luật Đất đai: Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp dụng phương pháp thặng dư

    14:41, 15/01/2024

  • Trình Quốc hội 4 nội dung tại kỳ họp bất thường

    18:53, 08/01/2024

  • Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

    03:00, 08/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỳ vọng Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO