Sự kiện cần quan tâm và ảnh hưởng lớn nhất đối với thị trường là cuộc họp của FOMC diễn ra ngày 13-14/12, qua đó sẽ quyết định việc tăng lãi suất và đưa ra các dự phóng về kinh tế Mỹ.
>>> Fed, tỷ giá và nới room tín dụng của Việt Nam
Cuộc họp này được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự "hạ nhiệt" trong đà tăng lãi suất mạnh của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) với mức tăng được dự đoán là 0,5%.
Dữ liệu kinh tế tháng 11 của Mỹ cho phép nhà đầu tư trên thị trường điều chỉnh lạm phát kỳ vọng. Theo khảo sát của ĐH Michigan thì lạm phát kỳ vọng tại Mỹ trong 1 năm tới tiếp tục hạ nhiệt về mức 4,6%.
Tuy vẫn ở mức cao nhưng chúng tôi thấy có sự cải thiện và người tiêu dùng bắt đầu "bớt" bi quan hơn về lạm phát. Và tâm điểm hiện đang đổ dồn vào cuộc họp của Ủy ban thị trường mở Liên bang (thuộc Fed), nơi sẽ đưa các quyết sách mới về lãi suất (Fed Fund Rate - FFR).
Hay nói cách khác là các thành viên FOMC sẽ đưa ra dự phóng về các chỉ số kinh tế Mỹ và qua đó chúng ta sẽ biết được quan điểm mới nhất của họ về kinh tế Mỹ và lãi suất trong thời gian tới.
>>>FED tăng lãi suất (Kỳ I): Tác động đến các nền kinh tế
Vậy chúng ta cần biết gì trước cuộc họp này và nhìn nhận kết quả cuộc họp như thế nào?
Thị trường thường phản ánh các kỳ vọng của các thành viên trên thị trường với cuộc họp này, vậy chúng ta cần biết thị trường kỳ vọng gì và so sánh với thông báo sau cuộc họp.
Theo khảo sát của Bloomberg, các chuyên gia kinh tế đang kỳ vọng Fed với "kịch bản": Nâng lãi suất 0;5% trong cuộc họp tuần tới; Tiếp tục nâng 0,25%/lần trong 2 cuộc họp tiếp theo vào tháng 1 và tháng 3 năm 2023; Duy trì lãi suất cao đến hết 2023 và bắt đầu giảm lãi suất từ 2024 và cuối cùng là lãi suất cao nhất đạt 5% vào năm 2023.
Ngoài ra, các nhà kinh tế học theo khảo sát của Bloomberg dự báo kinh tế Mỹ như sau: Lãi suất đạt đỉnh vào 2023 và giảm dần từ 2024 sau đó giảm mạnh từ 2025; Tăng trưởng GDP đạt thấp vào 2022 (0,5%), phục hồi nhẹ vào 2023 và phát triển từ 2024; Tỷ lệ thất nghiệp được kỳ vọng tiếp tục thấp cuối 2022, sau đó tăng mạnh trong 2023 và giảm dần; Lạm phát PCE đạt đỉnh vào 2022, sau đó hạ nhiệt dần trước khi trở lại mức lạm phát mục tiêu quanh 2% từ 2025.
Hiện tại, thị trường tương lai lãi suất FFR phản ánh khá trùng khớp với khảo sát của Bloomberg. Do đó, các dự phóng "diều hâu" hay "bồ câu" hơn vào tuần tới của các thành viên FOMC vo sới thị trường là điều chúng ta cần quan tâm.
Ngoài ra, trong khảo sát của Bloomberg cũng cho thấy sự "bi quan" hơn về xác suất xảy ra suy thoái kinh tế (recession) hay hạ cánh cứng (hard landing) trước việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed.
FIDT nhận định, với kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất chậm lại và mức tăng thêm tổng cộng là 1% để đạt mức lãi suất tối đa (terminal rate) thì áp lực lên tỷ giá và lãi suất của Việt Nam sẽ không quá căng thẳng như giai đoạn tăng liên tục các mức cao 0.75%/lần vừa qua.
Có thể bạn quan tâm