Nhiều nhà lãnh đạo ASEAN và Mỹ nhất trí ủng hộ thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao đặc biệt diễn ra ở Washington.
>>Nhiều kỳ vọng mới trong hợp tác thương mại Việt - Mỹ
Theo thông báo của Nhà Trắng, Mỹ cam kết hỗ trợ ASEAN 150 triệu USD cho các sáng kiến, bao gồm an ninh hàng hải và năng lượng sạch, trong ngày đầu Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN- Mỹ.
Theo đó, 60 triệu USD là khoản phân bổ lớn nhất trong gói này, nhằm thúc đẩy "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Số tiền này giúp Cảnh sát biển Mỹ cung cấp thêm nguồn lực cho khu vực để đào tạo và hợp tác an ninh.
Lực lượng Tuần duyên Mỹ cũng sẽ cử một tùy viên của phái bộ Mỹ tại ASEAN và làm việc với Bộ Ngoại giao Mỹ về các sáng kiến mới nhằm chống lại các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp.
Khoản 6 triệu USD khác sẽ được sử dụng để hỗ trợ củng cố quá trình xây dựng quy tắc nền kinh tế kỹ thuật số và áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu về trí tuệ nhân tạo.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ sẽ được cấp 10 triệu USD cho các chương trình phòng chống COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm ở Đông Nam Á. Ngoài ra, Nhà Trắng cho biết sẽ hỗ trợ các nước ASEAN mua sắm các trang thiết bị để phát triển năng lượng sạch.
Thông báo từ Nhà Trắng cũng cho biết thêm, sẽ có các chương trình giao thông bằng đường hàng không, đường bộ và hàng hải mới để kết nối khu vực và thúc đẩy cơ sở hạ tầng, song không đưa ra thông tin cụ thể.
Có thể thấy, việc Tổng thống Joe Biden tiếp đón các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại Washington khi chiến sự tại Ukraine đang diễn biến căng thẳng cho thấy cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này, đồng thời nhấn mạnh đến sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Mỹ ở Đông Nam Á để ứng phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu.
>>Quan hệ ASEAN- Mỹ (Kỳ III): Quốc tế hóa các vấn đề khu vực
Dự kiến, một số vấn đề quan trọng như phục hồi kinh tế hậu COVID-19, biến đổi khí hậu và đảo chính ở Myanmar sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh lần này. Trao đổi trên CNBC, ông Ong Keng Yong, cựu Tổng thư ký ASEAN nhận định: "Các vấn đề an ninh có thể sẽ được đưa ra, tuy nhiên tôi không kỳ vọng có sự thay đổi nào quá lớn. Mỹ cần hiện diện nhiều hơn tại các quốc gia Đông Nam Á”.
Trong khi đó, việc Mỹ rút khỏi CPTPP đã để lại khoảng trống trong khu vực. Chính vì vậy, giới quan sát kỳ vọng Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính quyền Mỹ sẽ tạo đối trọng với sự ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng, với việc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ trùng với dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ, Mỹ dự kiến sẽ tìm cách nâng quan hệ Đối tác Chiến lược với ASEAN lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Về vấn đề này, nhiều lãnh đạo ASEAN và Mỹ cũng đã nhất trí ủng hộ thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện và bày tỏ trông đợi mối quan hệ này phát triển thực chất, hiệu quả và cùng có lợi.
Ông Sharon Seah, Điều phối viên của Trung tâm Nghiên cứu ASEAN và Chương trình Biến đổi Khí hậu ở Đông Nam Á tại Viện ISEAS cho biết, mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN- Mỹ không thể đơn giản là "bình mới rượu cũ". Việc nâng cấp mối quan hệ chiến lược toàn diện ASEAN- Mỹ dự kiến sẽ thể hiện sự liên kết chiến lược hơn giữa hai đối tác và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới.
"Với những lập trường phức tạp và khác nhau, cả trong ASEAN, và giữa ASEAN và Hoa Kỳ - về Trung Quốc, Nga, Myanmar, cũng như về thương mại, sẽ cần nhiều nỗ lực để các bên đạt được sự đồng thuận từ tất cả các thành viên", chuyên gia Sharon nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Quan hệ ASEAN- Mỹ (Kỳ III): Quốc tế hóa các vấn đề khu vực
05:15, 13/05/2022
Doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam (Phần 2): Chưa xứng với kỳ vọng!
05:00, 13/05/2022
Nhiều kỳ vọng mới trong hợp tác thương mại Việt - Mỹ
15:13, 12/05/2022
Chứng khoán Mỹ phản ứng mạnh trước lạm phát cao nhất trong 40 năm
14:01, 12/05/2022