Tỉnh Lai Châu tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển đổi số trong nông nghiệp nông thôn và thực hiện áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
>>>Lai Châu: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực
Tỉnh Lai Châu có trên 9.000 km2 tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp là 638.615 ha. Lai Châu còn là tỉnh có tiểu vùng khí hậu khác nhau và đây những lợi thế để phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực như mắc ca, chè, quế, lúa, cây ăn quả, rau màu và cây dược liệu…
Năm 2021, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 4,23%; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 225.000 tấn; chè búp tươi đạt 44.000 tấn; cao su đạt 8.571 tấn mủ khô; cây ăn quả các loại đạt 54.000 tấn; sản lượng thịt hơi các loại đạt 16.930 tấn; sản lượng thủy sản đạt 3.300 tấn; thảo quả đạt 1.700 tấn.
Trong những năm qua, tỉnh Lai Châu đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp Lai Châu cũng đã nỗ lực trong việc đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất bằng việc xây dựng các mô hình sản xuất, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ...
Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhận định, việc phát triển ngành nông nghiệp theo định hướng cách mạng công nghiệp 4.0 đang là xu thế tất yếu nhằm đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản; kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc… từ đó tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị công nghệ cao, từng bước đưa nền nông nghiệp nước ta trở thành nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập với nền nông nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới.
>>>Doanh nghiệp, nhà đầu tư sẵn sàng cùng Lai Châu phát triển
>>>Cơ hội để "đánh thức" nông nghiệp Lai Châu
Hiện nay, Lai Châu đã hình thành một số mô hình sản xuất, chế biến trong nông nghiệp. Tỉnh có mô hình áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt như: 171 ha chè (VietGAP, hữu cơ, RA), nuôi lợn VietGAP, nuôi cá nước lạnh, nấm đông trùng (ISO); nông nghiệp công nghệ cao (sản xuất trong nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tự động, tiết kiệm); áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến (chế biến chè công nghệ Nhật Bản, Đài Loan, chế biến miến dong, gạo). Bên cạnh đó, gắn mã vùng trồng cây ăn quả 4.000ha, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp; xác lập quyền sở hữu trí tuệ 80 sản phẩm và áp dụng mã số, mã vạch cho 20 doanh nghiệp, hợp tác xã.
Được biết, tỉnh Lai Châu đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kế hoạch chuyển đổi số trong nông nghiệp nông thôn đó là áp dụng trong theo dõi mùa vụ, dịch hại cây trồng, theo dõi các hoạt động chăn nuôi, thủy sản; quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy sản; quản lý thủy lợi phòng chống thiên tai; cập nhật diễn biến rừng, cảnh báo sớm cháy rừng; cập nhật thông tin thị trường nông sản phục vụ doanh nghiệp, người sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như: Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, blobalGap, hữu cơ; công nghiệp cao nhà màng, nhà lưới, tưới tiêu tự động; công nghệ chế biến bảo quản, đóng gói, bao bì; công nghệ xử lý phụ phẩm, xử lý môi trường…
Để đẩy mạnh ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển sản xuất nông nghiệp thời gian tới, chiều 28/8, UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo chuyên đề “Ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng 4.0 trong phát triển nông nghiệp, dược liệu”.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 tại Lai Châu. Đây là cơ hội cho các chuyên gia, các nhà quản lý, doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng 4.0 trong phát triển nông nghiệp, dược liệu; thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, dược liệu.
Tại Hội thảo chiều 28/08, các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ những chuyên đề: Chuyển đổi số trong Nông nghiệp - Câu chuyện từ thực tế MEVI ECO SYSTEM; Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản và chế biến nông lâm sản; Nghiên cứu theo chuỗi giá trị gia tăng cho sản xuất dược liệu - Bài học phát triển sản phẩm từ cây Đương quy...
Theo TS. Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), tỉnh Lai Châu cần tiếp tục có những chính sách cụ thể hơn nữa gắn du lịch cộng đồng với phát triển kinh tế nông nghiệp; những kinh nghiệm triển khai các mô hình đã được các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các địa phương chia sẻ cần được kết nối thông tin một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế mỗi địa phương. Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ sẽ luôn đồng hành cùng các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu chia sẻ kinh nghiệm, kết nối thông tin, tìm đầu ra sản phẩm, thúc đẩy ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng 4.0 trong phát triển nông nghiệp, dược liệu.
Có thể bạn quan tâm
Lai Châu: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với Metaverse
22:07, 28/08/2022
Kinh tế nông nghiệp Quảng Trị - nhìn từ “chuỗi cung ứng ngắn”
00:00, 25/08/2022
Chuyển đổi số nền nông nghiệp: Câu chuyện của sự phát triển bền vững
11:00, 24/08/2022
Không để đất nông nghiệp làm dự án nhà ở thương mại
05:00, 21/08/2022
Phát triển khởi nghiệp nông nghiệp là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước
11:35, 17/08/2022