Lại “loay hoay” với Cảng Liên Chiểu

Tuấn Vỹ 08/11/2019 00:52

Câu chuyện chọn phát triển Cảng Tiên Sa hay xây dựng Cảng Liên Chiểu đến thời điểm này vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều

“Liên Chiểu đang có lợi thế rất lớn về đầu tư Cảng biển. Hãy khẩn trương đầu tư Cảng Liên Chiểu, nếu như không dùng nguồn quỹ nhà nước thì hãy để xã hội hóa”. Ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Đà Nẵng khẳng định cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là tất yếu, nếu cảng Liên Chiểu biết xây dựng tạo sự khác biệt về dịch vụ chẳng hạn mép nước sâu hơn, tạo cảng container, cho hàng tổng hợp tải trọng lớn, năng suất tốt hơn, công nghệ khai thác tốt hơn, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, không áp lực về tài chính. Việc xây dựng Cảng Liên Chiểu là nhu cầu thiết yếu hiện nay. 

Mô hình quy hoạch cảng Liên Chiểu

Mô hình quy hoạch cảng Liên Chiểu

Tổ tư vấn chọn Tiên Sa

Tại Hội thảo phương án quy hoạch Cảng biển thành phố Đà Nẵng, đơn vị tư vấn - Công ty Surbana Jurong (Singapore) đã trình bày kết quả nghiên cứu dự án cho đến giai đoạn hiện nay, và đề xuất các định hướng xây dựng quy hoạch dựa trên kết quả nghiên cứu.

Đơn vị tư vấn Surbana Jurong đã đề xuất TP. Đà Nẵng chọn phương án phát triển tối đa sân bay Đà Nẵng và liên kết với các sân bay trong khu vực như Phú Bài, Chu Lai. Đặc biệt, mở rộng cảng Tiên Sa, không phát triển cảng Liên Chiểu. 

Đơn vị tư vấn Surbana Jurong đã đề xuất TP. Đà Nẵng chọn phương án mở rộng cảng Tiên Sa, không phát triển cảng Liên Chiểu.

Đơn vị tư vấn Surbana Jurong đã đề xuất TP. Đà Nẵng chọn phương án mở rộng cảng Tiên Sa, không phát triển cảng Liên Chiểu.

Theo phân tích của đơn vị tư vấn thì việc đầu tư xây dựng Cảng Liên Chiểu sẽ phải thực hiện một loạt các hoạt động nạo vét, khơi thông luồng, xây dựng đê chắn sóng,... Các hoạt động này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của các loại động vật thủy sinh, nguy cơ làm suy giảm đa dạng sinh học, mất nguồn lợi khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.

Trong quá trình hoạt động nếu xảy ra sự cố tràn dầu, phát tán chất thải vào nguồn nước sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm vùng vịnh Đà Nẵng, ngược lên phía thượng nguồn sông Cu Đê, khu vực Hòa Bắc, Hòa Ninh.

Tại khu vực phía Nam chân đèo Hải Vân với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như: Làng Vân, Bãi rạng Nam Ô, bãi biển Xuân Thiều … là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Việc hình thành Cảng Liêu Chiểu sẽ kéo một lượng lớn tàu thuyền ra vào khu vực, các phương tiện vận chuyển hàng hóa đến và đi, các khu hậu cần phục vụ cảng,… Điều này có thể sẽ gây ra các tác động xấu đến hoạt động khai thác du lịch tại khu vực này. 

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng chưa định đoạt được “số phận” của cảng Liên Chiểu

    Đà Nẵng chưa định đoạt được “số phận” của cảng Liên Chiểu

    00:00, 30/10/2019

  • Tiến độ dự án Cảng Liên Chiểu đang đến đâu?

    Tiến độ dự án Cảng Liên Chiểu đang đến đâu?

    20:58, 21/02/2019

  • Cảng Liên Chiểu và những nỗi lo

    Cảng Liên Chiểu và những nỗi lo

    06:06, 17/01/2019

Thêm vào đó việc hình thành Cảng nước sâu sẽ bắt buộc phải bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng, đường sá, bến bãi phục vụ cho hoạt động của Cảng. Công tác giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ tác động đến đời sống của người dân nằm trong phạm vi giải tỏa.

Hơn nữa hoạt động của các phương tiện có tải trọng lớn vận chuyển hàng hóa đến cảng và ngược lại cùng với việc tập trung một số lượng lớn người đến làm việc sẽ gia tăng nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của người dân.

“Đà Nẵng muốn trở thành thành phố du lịch, Đà Nẵng muốn trở thành thành phố cảng hay là cả hai. Chúng tôi đã xem xét đến các Cảng ở các tỉnh liền kề, chúng ta đang có nhiều sự cạnh tranh ở thời điểm hiện tại. Dựa trên tầm nhìn của thành phố Đà Nẵng tầm nhìn 2030 đến năm 2045 chúng tôi đã có những phân tích và đưa ra các phương án. Chúng tôi nghiêng hơn về việc mở rộng Cảng Tiên Sa để phát triển cả về du lịch cũng như hải quan", đại diện tổ tư vấn cho biết.

Chuyên gia chọn Liên Chiểu

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Đà Nẵng cho biết thành phố hiện nay đang là đầu mối vận tải biển của các tỉnh miền Trung, hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu dạng container của các tỉnh miền Trung đều được đưa về cảng Đà Nẵng.

ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Đà Nẵng

Ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Đà Nẵng

Đến hết năm 2019, sản lượng hàng qua cảng Đà Nẵng ước đạt 10 triệu tấn. Lượng hàng này sẽ vượt mức năng lực của khu bến Tiên Sa sau năm 2020 và đặc biệt là vượt qua khả năng đáp ứng của hạ tầng giao thông kết nối cảng đi qua nội đô Đà Nẵng, gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng tới môi trường, tác động tiêu cực đến môi trường du lịch và đời sống nhân dân trên địa bàn.

Điều đáng báo động là thời gian qua, lưu lượng vận chuyển hàng hóa từ cảng Tiên Sa qua đường Yết Kiêu - Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn tăng cao, gây chia cắt và ùn tắc giao thông cục bộ qua các tuyến đường này, làm xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng. Vấn đề này đã gây hoang mang, bức xức trong dư luận. Do đó, cần khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu.

Ông Sia nhấn mạnh: “Làm du lịch nhiều lắm chỉ đóng góp 10 – 15% GDP của thành phố. Hải quan trong những năm qua đã thu hơn 2800 tỷ. Vòng đời của cảng Tiên Sa đã đủ rồi. Bắt đầu 2019 trở đi hàng hóa tại hành lang kinh tế đông tây sẽ làm tăng số lượng côngtainer. Đến năm 2024 tôi e rằng Cảng Tiên Sa sẽ không khai thác được nữa vì quá tải. Liên Chiểu đang có lợi thế rất lớn. Hãy khẩn trương đầu tư Cảng Liên Chiểu, nếu như không dùng nguồn quỹ nhà nước thì hãy để xã hội hóa.”

Theo Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thì chỉ trong vòng 2 năm nữa Cảng Tiên Sa sẽ vượt mức tải trọng

Theo Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thì chỉ trong vòng 2 năm nữa Cảng Tiên Sa sẽ vượt mức tải trọng.

Cũng tại Hội thảo, các chuyên gia đã đồng tình với ý kiến xây mới Cảng Liên Chiểu, song song với đó giữ lại Cảng Tiên Sa. Theo Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thì chỉ trong vòng 2 năm nữa Cảng Tiên Sa sẽ vượt mức tải trọng. Nếu như Đà Nẵng chọn phương án quy hoạch cải tạo Cảng nào đi nữa thì vẫn phải giải tỏa mặt bằng. Nhưng quy hoạch lại Cảng Tiên Sa sẽ phải giải tỏa quân đội, giải tỏa cả ao thuyền Thọ Quang, điều này không phải là việc dễ làm.

“Mở rộng Cảng Tiên Sa sẽ mất rất nhiều thời gian để giải phóng mặt bằng vì đã có quá nhiều công trình xây xung quanh, và vị trí của Tiên Sa hiện nay vẫn còn quá chật chột. Việc phát triển Cảng như thế nào ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của khu vực, ảnh hưởng đến cấu trúc của đô thị. Tôi không biết tổ tư vấn suy nghĩ như thế nào về công suất của Cảng Tiên Sa bởi vì trong vòng 2 năm nữa sẽ hết công suất” - Vị đại diện JICA đặt câu hỏi.

Đến thời điểm hiện tại, thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có phương án thông nhất về chương trình quy hoạch Cảng biển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lại “loay hoay” với Cảng Liên Chiểu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO