Cơ quan quản lý có thể xem xét cắt giảm thêm lãi suất điều hành vào thời gian tới…
>>Ưu tiên giải pháp tín dụng cho thị trường bất động sản
Nếu cung và giá dầu không quá mức tồi tệ ngoài kiểm soát, kịch bản Fed cắt giảm lãi suất cuối năm xảy ra, theo đó áp lực lên tỷ giá USD/VND trong nước dự kiến sẽ dịu bớt trong năm 2023. Đi cùng là các NHTW khác trên thế giới, ECB và BoE, cũng đi vào chu kỳ cuối tăng lãi suất. Theo đó, Việt Nam sẽ có điều kiện rộng hơn để hạ lãi suất.
Kỳ vọng lãi suất của Fed là một trong những yếu tố đầu tiên được xem xét chi phối kỳ vọng lãi suất và tỷ giá của Việt Nam. Mặc dù các chuyên gia phố Wall đang có dự báo khả năng Fed vẫn sẽ tiếp tục xem xét tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 6, trước khi thực sự đi vào lộ trình giảm lãi suất, tuy nhiên việc hạ nhiệt cấp tốc dập “đốm lửa” từ 3 cú sụp đổ các ngân hàng trong hệ thống, khiến Fed lấy lại niềm tin về sức khỏe nền tài chính Mỹ 1 cách nhanh chóng.
Ở trong nước, tăng trưởng GDP thấp, hấp thụ tín dụng thấp mặt khác là động lực chính để cơ quan quản lý phải tính toán lỏng tay hơn với chính sách tiền tệ.
Theo GSO, GDP trong quý I tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất trong nhiều năm, chỉ cao hơn Q1 2020 và Q3 2021 khi cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội.
Đáng quan ngại là S&P Global ghi nhận, PMI sản xuất tháng 3 ở mức 47,7 điểm, giảm so với mức 51,2 điểm hồi tháng 2 và đây là lần thứ 4 trong 5 tháng gần nhất chỉ số này năm ở vùng thu hẹp so với tháng trước (dưới ngưỡng 50 điểm).
Khi tất cả các cấu phần quan trọng của PMI tháng 3 đều giảm mạnh so với tháng trước, thì các chỉ số có tính dự báo (leading indicator) như đơn hàng mới và đơn hàng xuất khẩu mới đều giảm sâu. Thêm dữ liệu vốn FDI đăng ký và giải ngân cùng giảm trong quý I, và tổng vốn đầu tư đều giảm…, là động lực để các nhà điều hành phải xem xét gấp rút những cơ sở hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế tăng tốc.
>> Thông tư 2&3 về cơ cấu nợ và ngân hàng mua trái phiếu: Nhà băng nào hưởng lợi?
Hiện nay, tài khóa đã chuyển động với chính sách giãn hoãn thuế, và đang tiếp tục xem xét giảm thuế VAT tương tự như 2022. Tiền tệ trong sự mạnh mẽ tích lũy của bộ đệm dự trữ ngoại hối, thanh khoản hệ thống dồi dào nhưng chưa thể được khơi dòng hấp thụ…dần dẫn chúng ta đến “cánh cửa hẹp” mà TS Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Fulbright đã đề cập, là NHNN tiếp tục nới lỏng tiền tệ hơn trong giữa năm nay.
Và mới đây theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã ban hành Thông tư 02 về cơ cấu nợ, khoanh giãn nợ. Cùng với đó là Thông tư 03 cho phép TCTD được mua TPDN.
Các chuyên gia dự báo khi khu vực giãn hoãn nợ được áp dụng mở rộng hơn ngoài sản xuất kinh doanh; cũng như các “lằn ranh đỏ” được đặt ra trong Thông tư 16 sẽ tạm thời được làm “mờ” đi nhằm tháo gỡ nút thắt trên thị trường vốn, và việc triển khai đi vào thực tế, sẽ tạo sự đột phá theo nguyên lý “muốn tháo nước thì phải bớt chắn đập be bờ”.
“Thanh khoản hệ thống ngân hàng trong nước ổn định và sự cân nhắc chậm lại tốc độ thắt chặt tiền tệ của các NHTW thế giới là cơ hội để NHNN giảm lãi suất, ưu tiên thực hiện mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế”, các chuyên gia của CTCK Rồng Việt nhận định.
Tuy vậy, cũng theo nhóm chuyên gia, mục tiêu cuối cùng của các chính sách này sẽ là giúp doanh nghiệp tồn tại và chờ cơ hội phục hồi khi kinh tế khởi sắc.
Ở một phía khác, khi những rủi ro thanh khoản của hệ thống tài chính ngân hàng thế giới còn đó, và Việt Nam luôn phải trong trạng thái không thể chủ quan, việc “lỏng tay” hỗ trợ nền kinh tế sẽ đòi hỏi điều kiện để lãi suất đầu vào xuống tiếp, tức lãi suất điều hành hạ, để các NHTM cũng hạ được chi phí vốn, đảm bảo độ dày của NIM, cộng hưởng các quyết sách giãn, hoãn để các NHTM xử lý gánh nặng về nợ xấu và chi phí DPRR tín dụng.
Mức lãi suất điều hành kỳ vọng vì vậy, được MSVN và UOB Việt Nam, KBSV…dự báo có thể sẽ được xem xét hạ tiếp thêm khoảng 50 điểm cơ bản, ngay trong quý này.
Có thể bạn quan tâm