Lại tập trận ở Biển Đông, Trung Quốc toan tính gì?

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc lại tiến hành tập trận rầm rộ ở Biển Đông, quân sự hóa các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam.

>> Ứng xử trên Biển Đông: Khôn ngoan chẳng lọ thật thà...

Cục Hải sự tỉnh Hải Nam thông báo tập trận quân sự ngày 19/6 tại khu vực nằm trong lãnh hải 12 hải lý của đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: VGP/Thùy Dung

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: VGP/Thùy Dung

Tại họp báo thường kỳ ngày 23/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không tái diễn vi phạm tương tự”.

Phải nói rằng, khi đề cập đến Luật Biển 1982 (UNCLOS), đa số các học giả đều đánh giá cao vai trò của UNCLOS, coi nó như một “hiến chương xanh” của nhân loại, là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục, trong đó các học giả của nước này gồm Yan Yan và Ding Duo của Viện NISCC, tiếp tục trình bày lập luận cho rằng UNCLOS không hàm chứa tất cả các vấn đề của Luật Biển.

Các lập luận này đã được nhà nước Trung Quốc nhiều lần trình bày trong các công hàm trao đổi, các văn bản, tuyên bố chính thức. Theo đó, bên cạnh UNCLOS, còn có các tập quán quốc tế khác song song tồn tại, điều chỉnh vấn đề “quyền lịch sử” hay quyền yêu sách “đường cơ sở quần đảo xa bờ của quốc gia lục địa” (yêu sách Tứ Sa).

Yan Yan cho rằng, UNCLOS được đàm phán theo hình thức thức “cả gói” nên nhiều điều khoản còn mơ hồ và do đó không đủ để giải quyết vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, luật biển quốc tế vẫn luôn cần được phát triển liên tục để lấp những khoảng trống mà UNCLOS chưa thể theo kịp.

>> Trung Quốc phải tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông

>> Trung Quốc lại "gây nguy hiểm" trên Biển Đông

>> Trung Quốc muốn gì khi đưa chiến đấu cơ tàng hình đến Biển Đông?

Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Biển Đông vào tháng 4.2022p/CHỤP MÀN HÌNH CHINAMIL.COM

Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Biển Đông vào tháng 4/2022. Ảnh: Chụp màn hình chinamil.com

Tuy nhiên, nhiều học giả quốc tế cũng “bóc trần” phép nguỵ biện của giới học thuật Trung Quốc rằng “Lời nói đầu” của UNCLOS cho phép “đối với những vấn đề không được điều chỉnh bởi Công ước, thì sẽ được điều chỉnh bởi các tập quán quốc tế khác”.

Theo GS. Nishimoto, điều này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể viện dẫn các “tập quán” để yêu sách vùng biển nằm ngoài khuôn khổ quy định của UNCLOS. “UNCLOS đã quy định rất rõ ràng về các vùng biển. Các quy định của UNCLOS đã giải quyết triệt để việc yêu sách vùng biển của các quốc gia”, nên không còn chỗ cho các cách giải thích, các lập luận kiểu Trung Quốc về quyền lịch sử.

Bằng chứng là, trong một phán quyết mang tính bước ngoặt vào ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực có trụ sở tại La Haye không tìm thấy cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc yêu cầu các quyền lịch sử đối với “Đường 9 đoạn” ở Biển Đông. Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết và tiếp tục củng cố lập trường của mình bằng cách xây đảo nhân tạo trái phép trên một số rạn san hô đang có tranh chấp và thiết lập vũ khí trên đó.

Ấy thế mà, trong những năm gần đây, Bắc Kinh, đã tiến hành tập trận rầm rộ ở Biển Đông, quân sự hóa các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam ở Trường Sa, như một sự phô trương sức mạnh ở Biển Đông. Vậy, Trung Quốc muốn gửi thông điệp đe dọa tới ai?

Trước tiên phải nói, các cuộc tập trận lẫn quân sự hóa đảo chỉ có thể cho thấy là Trung Quốc đang chuẩn bị để đối phó Mỹ, NATO cùng các đồng minh Mỹ ở Châu Á, đặc biệt là với liên minh quân sự AUKUS.Đồng thời, Bắc Kinh cũng muốn chuyển thông điệp ra bên ngoài rằng, Trung Quốc đang “sẵn sàng chiến đấu”.

Kế tiếp, thông qua cuộc diễn tập và quân sự hóa các đảo chính là cách Trung Quốc tạo một vòng vây xung quanh Đài Loan, bất kỳ máy bay quân sự và vận tải nào bay qua vùng lãnh hải để đến Đài Loan đều dễ dàng nằm trong tầm ngắm của hệ thống tên lửa của Trung Quốc nằm trên các đảo. Ngoài ra, các hòn đảo còn được dùng để kiểm soát các tuyến đường biển trong khu vực.

Tiếp theo, Trung Quốc đang muốn khẳng định hiện diện và sức mạnh của mình trước sự “khiêu khích” của Mỹ và đồng minh, lẫn các nước mà Bác Kinh cho rằng có tranh chấp chủ quyền với mình.

Có điều, hành động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam là đáng lên án, và nó đang nhắc nhở chúng ta cần chuẩn bị cho sự thay đổi mới ở Biển Đông. Sự khiêu khích của Mỹ nhằm vào Trung Quốc sắp tới đây sẽ ngày một nhiều. Và liệu Bắc Kinh sẽ nhún nhường để gìn giữ hòa bình hay phản ứng mạnh mẽ để chứng tỏ mình là một siêu cường đây?

Nhưng dù muốn chứng tỏ mình là một siêu cường chăng nữa, thì Trung Quốc vẫn phải nên tôn trọng chủ quyền nước khác. Như đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng: “Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lại tập trận ở Biển Đông, Trung Quốc toan tính gì? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710814565 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710814565 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10