Lạm phát xanh

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 02/02/2022 11:05

Năng lượng "sạch" có sạch như ta nghĩ? Khi tất cả nháo nhào tìm kiếm nguồn năng lượng này, yếu tố lạm phát sẽ kéo theo nhiều vấn đề.

Năng lượng tái tạo giúp giảm lượng khí phát thải nhưng hối thúc khai thác thêm tài nguyên

Năng lượng tái tạo giúp giảm lượng khí phát thải nhưng hối thúc khai thác thêm tài nguyên

>>COP26 "tiễn" than đá vào ký ức?

Theo định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự sinh ra, không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác”. Một trong những thực nghiệm đầu tiên là không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu!

Khi lời kêu gọi lần đầu tiên giảm phát thải, bảo vệ môi trường bằng cách đoạn tuyệt với năng lượng hóa thạch, người ta đã có ý tưởng sử dụng năng lượng tái tạo, điều này cũng giống như việc bắt tay chế tạo động cơ vĩnh cửu khổng lồ mà ở đó năng lượng không bao giờ cạn kiệt.

Nghịch lý thay, ý tưởng này - nếu như xét trên diện rộng là hoàn toàn bất khả thi. Có nguồn năng lượng nào bất tận hay không? Câu hỏi này không hề khó nếu như lập luận rằng: Gió trời mãi mãi thổi, sóng biển không ngừng vỗ và ánh sáng không bao giờ tắt trên trái đất!

Nhưng, câu hỏi thật khó giải quyết nếu đặt vấn đề ở góc độ, các quốc gia lấy vật liệu gì để tạo ra nền năng lượng được xem là “sạch”. Ồ, hàng loạt nhà máy lọc dầu, hàng triệu tấn thiết bị khai thác than sẽ không dùng đến nhưng cũng tốn vô số tài nguyên để tạo ra turbin gió, tấm pin mặt trời và hàng loạt cơ sở vật chất để vận hành nền năng lượng ấy,…

Như đã thấy, cú chuyển từ năng lượng hơi nước sang năng lượng hóa thạch từng được ngợi ca là thần thánh, giúp con người đạt được hầu hết vinh quang. Nhưng hệ lụy của nó đang hành hạ loài người.

Bước chuyển từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo cũng vậy. Người ta không cần đến dầu mỏ, than đá, nhưng rất cần chất bán dẫn, đồng, nhôm, chì, thiếc, vàng,…chúng sẽ đắt hơn gấp bội.

Và lòng đất không yên ổn chút nào, những quặng mỏ đồng, nhôm lớn nhất ở Nam Mỹ, Phi châu sẽ giúp các quốc gia giàu lên như cách người Trung Đông thịnh vượng nhờ dầu mỏ.

"Lạm phát xanh" là thuật ngữ mới phát sinh

Theo các chuyên gia, một nhà máy năng lượng mặt trời sử dụng đồng nhiều gấp 6 lần so với nhà máy thủy điện. Để tạo ra đồng dẫn điện tốt nhất là quá trình dài, rất phức tạp, gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất trong ngành luyện kim màu.

Tương tự như vậy, nhu cầu về nhôm tăng rất nhanh trong thời gian tới, vì nhôm là một trong số kim loại tối cần thiết với các dự án năng lượng xanh. Muốn có nhôm cần khai thác boxit - quá trình gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng nhất từng được phát hiện.

Khoảng 75% điện năng của Trung Quốc đến từ thủy điện, 80% năng lượng của Mỹ nhờ vào than đá, dầu khí. Như vậy, nền năng lượng “xanh” sẽ ngốn lượng tài nguyên khổng lồ để hoàn thành mục tiêu giảm phát thải về giữa thế kỷ này.

Hiện tại cuộc chiến âm thầm giành giật các mỏ Lithium giữa các cường quốc, mỗi tấn nguyên liệu Lithium đã tăng từ 6.500 USD năm 2015 lên 20.000 USD năm 2018. Vì sao vật liệu này tăng giá phi mã như vậy?

Câu trả lời nằm ở ngành công nghiệp ô tô điện đang bùng nổ, Lithium là thành phần chính cấu tạo pin. Cơn sốt Lithium, đồng, nhôm kéo theo hàng loạt vấn đề không có lời giải, đó là lạm phát, xung đột vũ trang và phụ thuộc.

Nhu cầu tăng trưởng, phát triển không thể nào trật ra ngoài đường ray khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác không thể có nền kinh tế sạch được xây dựng trên vật liệu bẩn.

Và dù khoa học công nghệ có tiến bộ tới đâu cũng không thể tạo ra vật liệu thay thế những thứ có sẵn trong tự nhiên. Năng lượng “sạch” không hề sạch như ta vẫn nghĩ.

Có thể bạn quan tâm

  • COP26 vẫn ẩn chứa mầm mống thất bại

    COP26 vẫn ẩn chứa mầm mống thất bại

    05:30, 03/11/2021

  • COP26 và niềm tin phát triển bền vững

    COP26 và niềm tin phát triển bền vững

    01:05, 06/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lạm phát xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO