"Làn sóng" COVID-19 mới có gây ra tình trạng khẩn cấp toàn cầu?

Diendandoanhnghiep.vn Trong 28 ngày qua, WHO nhận được báo cáo về 3 triệu ca mắc mới và hơn 23.000 trường hợp tử vong vì COVID-19.

>> COVID-19 bùng phát: Hành xử sao cho đúng?

Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới và nguy cơ bùng phát dịch trở lại là hiện hữu.

Nguy cơ bùng phát dịch trở lại là hiện hữu. Ảnh: Hải Ngân

Ông Michael Ryan - Giám đốc bộ phận khẩn cấp của WHO, cho biết số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 đang có xu hướng giảm, tuy nhiên con số này hiện vẫn ở còn ở mức cao.

Ông nhấn mạnh các virus gây bệnh hô hấp sẽ không chuyển từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn bệnh lưu hành, mà chỉ suy giảm xuống mức "hoạt động" thấp hơn với khả năng đỉnh dịch xảy ra theo mùa.

“WHO vẫn theo dõi sát tình hình dịch COVID-19, dịch bệnh này sẽ còn dai dẳng”. ông Michael Ryan nói, đồng thời lưu ý virus gây bệnh COVID-19 sẽ không bị loại bỏ và giống như bệnh cúm, virus này sẽ vẫn gây ra bệnh hô hấp nghiêm trọng ở những người dễ bị tổn thương.

Một số quốc gia vẫn có lượng lớn những người dễ bị tổn thương chưa được tiêm phòng, trong khi ở những quốc gia khác, COVID-19 đã không còn là vấn đề y tế khẩn cấp. 

Dự kiến, Ủy ban khẩn cấp của WHO về COVID-19 sẽ nhóm họp vào đầu tháng 5 tới. Cuộc họp lần này sẽ xem xét liệu dịch COVID-19 có còn gây ra Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) hay không - mức cảnh báo cao nhất của tổ chức y tế này.

Công nhân, người lao động trong các KCN được tiêm vaccine phòng COVID-19

Công tác tiêm vaccine COVID-19 ở một doanh nghiệp tại Hải Phòng. Ảnh: Hải Ngân

>> COVID-19: TP.HCM sẽ kích hoạt lại chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ

>> Ứng phó với đợt dịch COVID-19 mới thế nào?

>> "Làn sóng" dịch COVID-19 mới

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế ngày 19/4 có 2.159 ca mắc mới, tiếp tục đà tăng của các ngày trước đó. Đây là ngày có số ca mắc cao nhất trong hơn nửa năm qua. Trong ngày có 209 bệnh nhân khỏi.

Giáo sư Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến nghị, cần tập trung ưu tiên tiêm chủng bảo vệ nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai) bởi nếu miễn dịch của các đối tượng trên giảm, dễ dẫn đến tình trạng tăng nặng, nhập viện, tử vong. Hiện, Việt Nam chưa thay đổi khuyến cáo về tiêm vaccine COVID-19.

Ông Lân cho rằng, vaccine hiện nay dù còn hạn chế trong hiệu quả phòng lây nhiễm biến chủng Omicron, nhưng vẫn phòng được ca nặng và nhập viện, tử vong một cách hiệu quả. 

Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho rằng: “Đợt này, số ca mắc tăng co thể do miễn dịch của người đã tiêm vaccine bị giảm đi, có thể bị nhiễm lại. Ngoài ra, thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Đặc biệt, sự lơ là với các biện pháp phòng bệnh như không đeo khẩu trang cũng dẫn đến tình trạng bệnh lây lan”.

Với khuyến cáo ngày 28/3 của WHO về việc trẻ em, thanh thiếu niên khỏe mạnh không nhất thiết tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường, ông Phu cho rằng Bộ Y tế cần có kế hoạch nghiên cứu để khuyến cáo người dân tiêm vaccine cho phù hợp. “Song tôi vẫn khuyến cáo bảo vệ nhóm nguy cơ như người già, người bệnh nền, người suy giảm miễn dịch nên tiêm vaccine đầy đủ”, ông Phu nhấn mạnh.

Cũng theo ông Trần Đắc Phu, việc công bố số mắc hiện nay không sát với thực tế do nhiều người nhiễm bệnh không xét nghiệm hoặc có xét nghiệm dương tính nhưng không thông báo. Vì vậy, ngành y tế cần phải đánh giá chính xác nguy cơ, giải trình tự gene xem có phát hiện biến thể mới, biến chủng vô hiệu hóa vaccine hay không. Từ đó, có kế hoạch đáp ứng dịch cho thích hợp, không bất ngờ. Nếu không sẽ gây quá tải hệ thống y tế, số ca nặng và tử vong sẽ tăng.

Trước tình hình diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác phòng, tránh dịch COVID-19; triển khai tiêm chủng vắc xin cho nhóm đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai; chuẩn bị các phương án đảm bảo công tác thu dung và điều trị cho người bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân, cộng đồng xã hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.

  

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Làn sóng" COVID-19 mới có gây ra tình trạng khẩn cấp toàn cầu? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714292486 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714292486 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10