Lãnh đạo đương đầu với thay đổi (Phần 1)

QUÂN BẢO 26/08/2023 00:40

Trong kinh doanh, mọi thứ đều thay đổi rất nhanh, chỉ có 1 điều luôn bất biến: Nếu muốn tồn tại thì phải luôn thay đổi. Thế nhưng không phải lãnh đạo nào cũng thực hiện được.

>>Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy chuyển đổi số

Ông Patrick Flesner là một nhà đầu tư, đào tạo quản lý, tác giả sách quản lý kinh doanh. Ông cho rằng khi trước ngã ba đường: thay đổi rồi thích nghi hoặc đi theo lối cũ thì các doanh nhân có thể học hỏi kinh nghiệm từ những Jeff Bezos hay Bill Gates để tìm ra câu trả lời chính xác cho mình.

Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh hiện nay có thể đến từ nhiều phía, chẳng hạ đột phá công nghệ, thay đổi hành vi người tiêu dùng hoặc thị trường biến động. Những cái tên như Jeff Bezos, Bill Gates, Reed Hasting và Elon Musk đều từng đối mặt với những thay đổi này, Cách làm của họ đã cung cấp cho giới kinh doanh những chiến lược đa dạng nhằm giải quyết sự thay đổi của thị trường.

Bài học thất bại

Lịch sử ghi nhận nhiều ví dụ cả doanh nghiệp đồ sộ sụp đổ chỉ vì người lãnh đạo không nhanh nhạy thay đổi. Chẳng hạn Kodak, vốn đang là gã khổng lồ và thống trị thị trường máy ảnh, đã không nắm bắt được cuộc cách mạng kỹ thuật số, đánh mất tiềm năng của công nghệ do chính họ tạo ra, khiến công ty phá sản.

Hoặc Blockbuster bỏ lỡ thời đại của các dịch vụ phát phim trực tuyến, bỏ phí cơ hội mua lại Netflix. Kết quả họ sụp đổ.

Đến cả Nokia, một trong những thế lực từng thống trị ngành điện thoại, cũng bị hụt hơi so với những đối thủ khác vì không nhanh nhạy trước kỷ nguyên điện thoại thông minh.

Những ví dụ này không chỉ đơn thuần là thất bại của công ty. Nó là thất bại về cách lãnh đạo. Từ các câu chuyện này, giới doanh nhân cần phải biết rằng:

Luôn luôn có đối thủ bám đuổi phía sau: Điều này chắc ai cũng nằm lòng

Sự tự mãn có thể là thảm họa đối với lãnh đạo: Yahoo kiêu ngạo từ chối mua Google và kết quả hiện tại thì ai cũng thấy. Yahoo vẫn đang vật lộn để tránh phá sản.

Muốn thành công, cần phải nhanh nhạy nhắm bắt dấu hiệu thay đổi và biết cách thích nghi.

Chỉ khi bản thân giới lãnh đạo thể hiện được cảm giác cấp bách cần phải thay đổi, thì doanh nghiệp mới có thể tiến hành những thay đổi cơ bản.

Thay đổi thường bắt đầu từ những thứ nhỏ nhưng leo thang nhanh chóng.

Khi đối mặt với thay đổi, việc lựa chọn đi theo lối cũ (như từ trước đến giờ) không phải là lựa chọn hay.

Chúng ta sẽ xem từng trường hợp cụ thể tiếp theo đây.

Thích nghi để thay đổi

Ngoài việc rút bài học từ những thất bại, các doanh nhân cũng cần nghiên cứu những bên từng thành công trong việc thay đổi. Một trong những ví dụ điển hình là IBM.

Đầu những năm 90 thế kỷ trước, IBM đang là một ông lớn sản xuất máy tính, từ máy cá nhân tới các máy chủ lớn. Nhưng sau đó, họ thay đổi chóng mặt.

Louis Gerstner, người từng giữ chức Tổng giám đốc của IBM từ năm 1993 đến 2002, đã chuyển trọng tâm kinh doanh của IBM từ phần cứng sang dịch vụ, giúp công ty thoát khỏi bờ vực sụp đổ. Tổng giám đốc tiếp theo, Samuel J. Palmisano từ năm 2002 đến 2011 tiếp tục biến IBM thành một công ty giải pháp kinh doanh. Sau đó, người kế nhiệm Ginni Rometty (giữ chức từ 2012 đến 2020) dẫn dắt IBM khai phá các lĩnh vực như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.

Mặc dù nhiều bên chỉ trích rằng chiến lược của bà Rometty là quá chậm trễ, không thể giúp IBM thống trị, nhưng sự thay đổi của IBM vẫn để lại nhiều bài học cho ngành công nghệ. Đó là sự chuyển đổi có mục đích do những nhà lãnh đạo có tầm nhìn quyết định.

Từ những lần xoay chiến lược của IBM, có thể thấy, khi đối mặt với thay đổi, cần hướng đến tầm nhìn dài hạn về tương lai; biến nguy cơ thay đổi thành cơ hội phát triển; phải thúc đẩy thay đổi liên tục, không ngừng nghỉ; Sẵn sàng và trao quyền để nhân viên chấp rủi ro; và thích nghi một cách linh hoạt.

Tạo ra thay đổi: Cách làm của lãnh đạo có tầm nhìn

Câu chuyện của IBM là minh họa cho những nhà lãnh đạo có khả năng thích ứng với các đổi thay. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó, các nhà lãnh đạo như Jeff Bezos, Bill Gates hoặc Elon Musk còn có tầm nhìn xa hơn, đó là tích cực thay đổi và định hình lại toàn bộ ngành công nghiệp.

Chẳng hạn, Bezos không chỉ thay đổi cách người ta mua sắm, mà còn thay đổi cả cơ sở hạ tầng Internet, với hai dịch vụ tiêu biểu là Amazon và Amazon Web Services. Hoặc thông qua Microsoft, Bill Gates cách mạng hóa ngành công nghiệp phần mềm và máy tính cá nhân, thiết lập các tiêu chuẩn và định hình vai trò của công nghệ trong đời sống hằng ngày. Còn Musk thì cải tiến nhiều lĩnh vực, từ xe hơi (với việc cho ra mắt xe điện) cho đến hàng không vũ trụ (ra đời tên lửa tái sử dụng từ SpaceX).

Những bài học rút ra từ các câu chuyện kể trên:

Lãnh đạo không chỉ đơn thuần là chạy theo xu hướng hoặc thích ứng với các thay đổi, mà còn cần có tầm nhìn hướng đến tương lai, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp.

Phải suy nghĩ vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường, như Elon Musk đã suy nghĩ internet từ trên vệ tinh.

Không ngừng đổi mới và tìm tòi, khám phá, dù lĩnh vực đó có vẻ là táo bạo hoặc chưa có ai đặt chân vào.

Còn nữa...

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp nhỏ lên sàn, thương mại điện tử bất ngờ thay đổi

    Doanh nghiệp nhỏ lên sàn, thương mại điện tử bất ngờ thay đổi

    00:00, 31/07/2023

  • Vinamilk: Có thể kỳ vọng gì từ chiến dịch thay đổi nhận diện thương hiệu?

    Vinamilk: Có thể kỳ vọng gì từ chiến dịch thay đổi nhận diện thương hiệu?

    12:55, 27/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lãnh đạo đương đầu với thay đổi (Phần 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO