Lấp đầy khoảng trống pháp lý bất động sản

Diendandoanhnghiep.vn Khung pháp lý cho bất động sản (BĐS) hiện còn nhiều khoảng trống làm chững lại thị trường BĐS khi thực tế thị trường vốn đã bị tác động từ trước khi có đại dịch.

Trong 2 năm 2019 và 2020, số dự án tại TP.HCM và Hà Nội giảm đi 10 lần. Bên cạnh đó, việc nhìn BĐS ở các điểm du lịch dưới góc độ nghỉ dưỡng đang làm mất đi giá trị đa năng của loại hình này. 

GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Doanh nghiệp lúng túng

Trong khi nếu nhìn tích cực, đây có thể là ngôi nhà thứ hai, tài sản sở hữu, hoặc sử dụng để ở. BĐS du lịch kiểu mới như condotel, shophouse... gặp rối ở giấy chứng nhận sử dụng đất và thời gian sử hữu chỉ 50 năm. Điều này vô tình khiến tâm lý nhà đầu tư không mấy mặn mà. Bởi họ muốn hưởng ưu đãi như đất ở.

Hiện nay phân khúc nghỉ dưỡng vẫn phát triển nhưng bằng nguồn lực của các ông lớn là chính. Những rủi ro pháp lý đang khiến những nhà đầu tư thứ cấp dần xa lánh, hoặc đầu tư nhỏ giọt chờ thị trường nóng lên. Chưa kể, một số nghị định hiện nay chỉ định tính mà chưa định lượng, hướng dẫn thiếu chi tiết khiến doanh nghiệp lúng túng.

Đơn cử như Nghị định 148 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai ban hành ngày 18/12/2020 vẫn chưa lấp đầy khoảng trống về pháp lý bất động sản bởi chưa bao phủ hết những vấn đề của Luật Nhà ở, Luật Đất đai, quy định về các loại đất. Sự chồng chéo, lệch pha giữa những quy định khiến doanh nghiệp lưỡng lự.

 BĐS du lịch kiểu mới như condotel, shophouse... thường có thời gian sở hữu chỉ 50 năm khiến nhà đầu tư không mấy mặn mà. Ảnh: S.T

BĐS du lịch kiểu mới như condotel, shophouse... thường có thời gian sở hữu chỉ 50 năm khiến nhà đầu tư không mấy mặn mà. Ảnh: S.T

Nếu được ban hành sớm hơn vào khoảng năm 2014, Nghị định này sẽ giúp giải quyết được nhiều điểm. Dù thế, vấn đề là cần sửa luật thì mới giải quyết được mọi khúc mắc. Rủi ro từ khách quan thì khó chế ngự nhưng rủi ro từ chủ quan (pháp luật) thì đơn giản hơn, tại sao ta vẫn luẩn quẩn, không thoát hẳn ra được?

Thủ tướng từng ít nhất là 4 lần hối thúc sửa luật tại văn bản chỉ đạo điều hành hoặc phát biểu trong các hội nghị nhưng đến nay việc sửa đổi vẫn bị trì hoãn.

Cần xung lực mới

Muốn tạo ra xung lực mới cho thị trường 2021 trở đi, câu chuyện sửa luật để bù lấp các khoảng trống cần mạnh tay hơn. Cả cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp cùng có tiếng nói chung để sớm khắc phục những bất cập pháp lý, đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, đúng hướng. Cần một luật duy nhất có thể sửa đổi và bao quát hết tất cả các vấn đề của bất động sản.

Thực tế chuyện bất động sản tăng giá vào cuối năm 2020 là do lệch pha cung cầu mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do pháp luật. Việc hạn chế cấp phép cho các dự án cùng với việc các nhà đầu tư “om” hàng làm giá nhà tăng cao. Nếu tiếp tục tình trạng này, trong 2-3 năm tới thì nguy cơ đầu cơ, bong bóng rất cao. Nếu đầu cơ không tốt, sẽ làm giá bất động sản sốt lên rất cao, gây rủi ro lớn cho thị trường.

Tuy vậy, đây đều là những rủi ro chủ quan, do đó cần thay đổi tư duy, khắc phục các điểm nghẽn pháp lý để thúc đẩy thị trường bất động sản, giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia thị trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lấp đầy khoảng trống pháp lý bất động sản tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711721768 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711721768 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10