"Lực đẩy" bất động sản phía Nam tăng tốc

Diendandoanhnghiep.vn Chưa bao giờ các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng trọng điểm phía Nam được kỳ vọng sẽ đẩy lực cho thị trường bất động sản bùng dậy như 2021.

Theo nghiên cứu từ Công ty DKRA Việt Nam, việc đẩy mạnh hạ tầng giao thông đã từng tạo lực đẩy giúp thị trường bất động sản phục hồi trong giai đoạn khủng hoảng trước đây.

CEO DKRA Phạm Lâm chia sẻ về các lực đẩy và dự báo thị trường bất động sản 2021

CEO DKRA Phạm Lâm chia sẻ về thị trường bất động sản 2021

Lực đẩy từ hạ tầng

Đó là vào giai đoạn 2013 - 2015, thị trường bất động sản cả nước gặp phải nhiều khó khăn do nguồn cung và tỷ lệ tiêu thụ đều sụt giảm, thậm chí không ghi nhận giao dịch. Để vực dậy thị trường, Nhà nước đã thông qua và ban hành một loạt chính sách hỗ trợ như gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, hệ thống văn bản pháp luật quan trọng gồm: Luật đất đai năm 2013, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014... Đồng thời, việc đẩy mạnh triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông có quy mô lớn là những đòn bẩy quan trọng giúp thị trường bắt đầu hồi phục vào năm 2016. 

Tương tự, thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM năm 2020 cũng đối mặt nhiều thách thức với ảnh hưởng kép từ đại dịch và đà suy giảm kéo dài từ năm 2019. Do sự siết chặt quy trình thủ tục cấp phép dự án của các cơ quan Nhà nước, nguồn cung dự án mới tiếp tục sụt giảm đáng kể.

Tại TP.HCM, thị trường gần như vắng bóng loại hình căn hộ hạng C trong khi nhu cầu ở phân khúc này còn rất lớn. Cùng lúc đó, dù nguồn cung mới giảm mạnh, mặt bằng giá vẫn liên tục tăng cao. Đặc biệt, mức giá sơ cấp ở các giai đoạn sau tăng trung bình 10% - 15% so với giá bán ở giai đoạn trước. Điều này làm khả năng sở hữu nhà cho người có nhu cầu ở thực với nguồn tài chính không cao càng trở nên khó khăn. 

Với bất động sản nghỉ dưỡng, đây là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch trong năm 2020 và sự cố vỡ cam kết lợi nhuận cuối năm 2019. Cùng với đó, thị trường đã manh nha xuất hiện hình thức đầu tư tài chính bất động sản giống như tín thác đầu tư Bất động sản mà luật pháp chưa có quy định cụ thể.

Tại khu vực Bảo Lộc - Lâm Đồng, nhiều dự án được quảng cáo với mô hình mới như homestay, farmstay… Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước chưa có quy định cụ thể để giám sát, quản lý hoạt động của các loại hình này. Những điều trên cho thấy thị trường vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ và rủi ro nhất định.

Bước sang 2021, DKRA cho rằng để vượt qua khó khăn và bước vào giai đoạn phát triển mới, thị trường bất động sản nhà ở sẽ cần nhiều lực đẩy giúp phục hồi và tăng tốc trở lại. Tín hiệu tích cực là kinh tế được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các chính sách pháp lý chính thức có hiệu lực trong năm 2021 như Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Thông tư 21/2019/TT-BXD, Nghị định 148/2020/NĐ-CP,… sẽ giúp thị trường hoạt động minh bạch hơn. Đặc biệt, việc thành lập thành phố Thủ Đức và chủ trương đẩy mạnh triển khai nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm trong năm 2021 cũng là lợi thế thúc đẩy thị trường bứt phá.

5 dự án hạ tầng giao thông đã và đang được cả thị trường bất động sản phía Nam kỳ vọng, cụ thể gồm: Cầu Thủ Thiêm 2 tiếp tục được hoàn thành và xây mới cầu Thủ Thiêm 3 – 4, tăng tính kết nối Thủ Thiêm với các quận 4 – 7 lân cận; Bến xe Miền Đông mới đưa vào sử dụng (Tháng 10/2020); Nút giao thông Quận 7 ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ; Khởi công một số tuyến đường cao tốc: Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo...; Sân bay Long Thành, vừa được Thủ tướng nhấn nút khởi công trong tháng 01/2021.

Một số dự án hạ tầng giao thông đang được ưu tiên triển khai, hoàn thiện trong thời gian sắp tới

Một số dự án hạ tầng giao thông đang được ưu tiên triển khai, hoàn thiện trong thời gian sắp tới

Cùng với các dự án hạ tầng giao thông xã hội đang được đẩy mạnh, trong đó tâm điểm cần được hiện hữu sớm là quy hoạch cụ thể của Thành phố Thủ Đức các chuyên gia cho rằng cần có thêm những giải pháp kích hoạt lực đẩy thị trường bất động sản năm 2021 như: Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bất động sản nhà ở nhằm bắt kịp diễn biến và nhu cầu thị trường. Các quy trình pháp lý cần được đơn giản hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc thủ tục, sớm hoàn thiện pháp lý dự án. Từ đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, gia tăng nguồn cung và góp phần ổn định mặt bằng giá trên thị trường.

Đất nền tiếp tục là kênh đầu tư hàng đầu

DKRA cho rằng các doanh nghiệp nên đa dạng hóa kênh tiếp cận nguồn vốn mới từ thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư ngoại,… để nâng cao năng lực tài chính, hạn chế phụ thuộc vào kênh huy động vốn từ khách hàng. Đồng thời, chủ đầu tư phải chú trọng đầu tư cảnh quan, tiện ích dự án, đảm bảo chất lượng công trình và áp dụng linh hoạt các chính sách bán hàng,… nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các mô hình vận hành để cải tiến chất lượng dịch vụ và tối ưu chi phí. Quan trọng hơn hết, các doanh nghiệp cần nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật, tránh những sai phạm gây bất ổn cho thị trường và xã hội.

Cũng theo dự báo từ DKRA Vietnam, năm 2021, nguồn cung mới và sức cầu của phân khúc đất nền có thể phục hồi và tăng so với năm 2020, tập trung chủ yếu ở các tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đất nền tiếp tục được lựa chọn là kênh đầu tư hàng đầu.

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới tăng mạnh ở hầu hết các địa phương. Sức cầu tăng so với năm 2020, tuy nhiên rất khó sôi động như năm 2019. Ở TP.HCM, khu Đông và khu Nam tiếp tục duy trì tỉ trọng lớn trong nguồn cung mới. Căn hộ hạng A và hạng B dẫn dắt thị trường trong khi nguồn cung căn hộ hạng C tiếp tục khan hiếm.

Nguồn cung mới và sức cầu ở phân khúc nhà phố/biệt thự được dự báo hồi phục tích cực và có sự tăng nhẹ so với năm 2020. Đồng Nai có thể tiếp tục dẫn đầu nguồn cung mới. Ở TP.HCM, khu Đông và khu Nam vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn cung toàn thành. Những dự án nằm trong khu đô thị lớn, được quy hoạch bài bản bởi chủ đầu tư uy tín và có giá trị khoảng 10 tỷ đồng/căn sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung mới condotel và biệt thự biển có thể tăng so với năm 2020, tập trung chủ yếu ở những thị trường quen thuộc như Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Quốc, Bà Rịa - Vũng Tàu. Sức cầu chung toàn thị trường vẫn ở mức thấp, chưa có nhiều dấu hiệu tích cực để thay đổi đột biến.

Bên cạnh đó, mô hình khu nghỉ dưỡng phức hợp (Integrated Resort) tiếp tục nhận được nhiều quan tâm. Đặc biệt, khách hàng tin tưởng vào thương hiệu quản lý vận hành quốc tế hơn những chương trình cam kết lợi nhuận.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Lực đẩy" bất động sản phía Nam tăng tốc tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714012056 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714012056 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10