“Lật tẩy” công ty tài chính “trá hình”

Diendandoanhnghiep.vn Với thủ đoạn núp bóng các ngành nghề kinh doanh được pháp luật cho phép, các đối tượng phạm tội thành lập các công ty tài chính trá hình, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để hoạt động gây ra nhiều hệ lụy…

>>Đường dây cho vay nặng lãi “khủng” vừa bị triệt phá hoạt động ra sao?

Gần đây, những thông tin tiêu cực liên quan đến hoạt động của các công ty tài chính “trá hình” đã gây ra những bức xúc không nhỏ trong dư luận.

 Công an kiểm tra Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam. Ảnh: T.N

Công an kiểm tra Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam. Ảnh: T.N

4 thủ đoạn chính

Nghiên cứu từ các vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây, có thể nhận thấy tội phạm nhóm này thường áp dụng 4 thủ đoạn chính.

Thứ nhất, thành lập công ty tài chính trá hình, đây là bước đi đầu tiên, các đối tượng đăng ký thành lập các tổ chức tín dụng phi ngân hàng núp bóng dưới mô hình doanh nghiệp là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần với các tên gọi rất thân thiện để “đánh lừa” người vay, như: Công ty Tài chính Mirae Asset Việt Nam; Công ty CP Dược phẩm Galaxy USA; Công ty TNHH Mua bán nợ DSP; Công ty CP Kinh doanh F88 tại TP. Hồ Chí Minh… nhưng thực chất hoạt động chủ yếu của các công ty này là cho vay nặng lãi.

Thứ hai, che đậy giao dịch vay mượn bằng hợp đồng giả cách, căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc vay, mượn tiền chính là một giao dịch dân sự. Đây chính là cơ sở pháp lý để các công ty tài chính kiểu F88 khoét sâu vào để làm “bình phong” che chắn cho mục đích cần đạt được. Tuy nhiên để qua mắt người có nhu cầu vay vốn, các đối tượng cho vay thường có thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp, am hiểu về luật pháp. Thậm chí các đối tượng còn được trang bị rất kỹ về tính pháp lý trong trường hợp bị cơ quan tố tụng làm việc.

Thứ ba, lợi dụng vào quy định thỏa thuận lãi suất, khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, quy định: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật”; và tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định: “Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng…”. Lạm dụng quy định này, các công ty tài chính trá hình đã vô tư đẩy lãi suất thỏa thuận lên rất cao, bình quân phổ biến 5-7%/tháng, tương đương với 84%/năm (tức là gấp hơn 4 lần so với quy định tại khoản 1 Điều 468 của BLDS năm 2015), đẩy người vay vào tình trạng mất khả năng trả nợ.

Thứ 4, né lãi suất dân sự bằng chiêu thức “đẻ” phí, nếu như hình thức cho vay tín dụng không bị điều chỉnh bởi lãi suất dân sự thì trong lĩnh vực cầm cố tài sản, được điều chỉnh bởi quy định tại khoản 6 Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự là 20%/năm.

Điển hình như việc Công ty F88 đã lách qua “cửa hẹp” này bằng thủ đoạn rất chuyên nghiệp, mức lãi suất mà hệ thống cầm đồ F88 đưa ra rất hấp dẫn chỉ 1,1%/tháng, tương đương 13,2%/năm (so với ngân hàng, mức lãi suất này không quá cao trong khi thủ tục vay tiền đơn giản, nhanh chóng). Tuy nhiên số tiền mà người cầm cố tài sản phải trả thực tế theo các Hợp đồng thỏa thuận cao hơn rất nhiều lần.

>>Vì sao Công an khám xét trụ sở Công ty F88 tại TP.HCM?

Giải pháp nào ngăn chặn?

Trước việc các công ty tài chính trá hình mọc như “nấm sau mưa” với nhiều hoạt động tiêu cực, chúng ta cần phải hoàn thiện pháp luật điều chỉnh theo hướng ngăn chặn từ gốc, đó là gia tăng điều kiện được cấp phép các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Có nghĩa cùng với sửa đổi gia tăng vốn pháp định theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP, là bổ sung quy định xác thực về vốn pháp định, coi đó là một trong những điều kiện bắt buộc để cấp phép.

Với việc các công ty tài chính lách luật cho vay bằng hợp đồng giả cách nhằm che giấu giao dịch khác đã vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch hợp pháp, theo quy định tại Điều 124 BLDS 2015. Có nghĩa khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên tại khoản 2 Điều này cũng quy định, nếu có căn cứ chứng minh việc xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự bị che giấu vẫn bị vô hiệu.

Để ngăn chặn thủ đoạn lách luật của các công ty tài chính bằng hình thức “đẻ” thêm phí trong dịch vụ cho vay, cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp và có liên quan đến hoạt động cho vay cầm cố tài sản. Trong đó một trong những giải pháp cấp thiết là cần quy định cụ thể mọi chi phí có trong khoản vay cầm đồ đều được tính là lãi suất. Ngoài lãi suất cho vay, các công ty tài chính phi ngân hàng khi cho vay cầm cố tài sản không được “đẻ” thêm bất kỳ một khoản phí nào.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Lật tẩy” công ty tài chính “trá hình” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714397303 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714397303 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10