ESG là cách tiếp cận mới nhưng bắt buộc với các doanh nghiệp để hướng tới phát triển bền vững và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
>>>Thực hành ESG: Tương lai của các doanh nghiệp Việt Nam
Sau đại dịch COVID - 19, quản trị doanh nghiệp bền vững và thực hành đánh giá doanh nghiệp trên khung ESG đang là một xu hướng dẫn dắt đầu tư trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Chia sẻ tại diễn đàn về EGS - Chìa khoá cho phát triển bền vững, ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh: các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong đầu tư và phát triển đang góp phần biến rủi ro thành động lực đổi mới, tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và xã hội. Việc thúc đẩy áp dụng ESG trong toàn bộ chuỗi giá trị sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn vào tiến trình phát triển bền vững, mang lại tác động lan tỏa lớn hơn trong cộng đồng. Đây là một trong những hoạt động để doanh nghiệp đóng góp vào thực hiện cam kết phác thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như mục tiêu đã đề ra tại COP 26.
“Vào thời điểm này, các doanh nghiệp đang tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm để áp dụng ESG. Hoạt động này được thực hiện dần dần nhưng cần bắt đầu ngay từ hôm nay bởi người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp phát triển bền vững. Với các doanh nghiệp sản xuất, việc áp dụng ESG gắn liền với sự chuyển đổi sản xuất, cần có sự đầu tư nhưng sẽ hoàn vốn, thu được nhiều lợi ích trong tương lai” - ông Patrick Haverman.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nga - chuyên viên tăng trưởng xanh, Vụ Khoa học giáo dục Tài nguyên môi trường (Bộ Kế hoạch Đầu tư) đánh giá: ESG - bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng là phiên bản tốt hơn và cập nhật hơn xu thế mới của việc thực hiện phác thải ròng bằng 0 cũng như thực hiện trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cách tiếp cận này tuy mới và khó nhưng là bắt buộc nếu doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Có nhiều cách tiếp cận và dẫn dắt ESG đi vào thực tế, bà Nguyễn Thị Thanh Nga cho rằng, tại Việt Nam, để thực hiện hiệu quả cần lan toả ESG để cộng đồng doanh nghiệp hiểu bản chất và thực hiện. Hiện nay, có khoảng 57% các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã xây dựng các cam kết rõ ràng về ESG. Vì vậy, cần khâu nối, liên kết các doanh nghiệp hàng đầu, doanh nghiệp lớn đã thực hành ESG thành công với các doanh nghiệp nhỏ và vừa để hình thành chuỗi giá trị chung, chuỗi giá trị xanh, cùng thực hiện mục tiêu cuối cùng là Net Zero vào năm 2050.
Ngoài ra, trong việc thảo luận cách thức giảm phác thải ròng bằng 0 có vấn đề được nhắc đến nhiều là chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững; chuyển dịch năng lượng từ điện than sang điện mặt trời, điện gió. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nga, đây là câu chuyện của chuyển dịch sản xuất năng lượng nhưng quan trọng hơn với doanh nghiệp Việt Nam là cần thúc đẩy sử dụng năng lượng bền vững, giảm tiêu hao năng lượng trên mỗi sản phẩm. Điều này quan trọng như chuyển dịch năng lượng, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, xanh và ESG đối với doanh nghiệp.
Quan điểm này cũng được ông Patrick Haverman nhấn mạnh: để thực hành ESG, các doanh nghiệp bắt đầu từ những việc đơn giản, dễ dàng như sử dụng năng lượng hiệu quả. Theo tính toán, hiện 20 - 30% năng lượng ở Việt Nam được sử dụng lãng phí và có thể tiết kiệm được.
Với số lượng doanh nghiệp SME chiếm đa số trong cộng đồng doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Nga thông tin thêm: Bộ Kế hoạch Đầu tư đang phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp thực hành ESG; Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng đang tiếp cận các dự án của các nhà tài trợ, trong đó phối hợp với USAID thực hiện dự án thúc đẩy thực hiện ESG trong doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi xanh thông qua ESG
12:27, 29/11/2022
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Horasis 2022: Xây dựng quy tắc ESG mới cho khu vực châu Á
22:05, 22/11/2022
Thúc đẩy thực hành ESG
12:58, 22/11/2022
Muốn vươn ra “biển lớn”, doanh nghiệp không thể tách rời ESG
01:00, 19/11/2022
Những kết quả thực thi xuất sắc trong ba lĩnh vực ESG của BAT Việt Nam
09:29, 09/11/2022
Thực hành ESG: Tương lai của các doanh nghiệp Việt Nam
03:45, 27/10/2022
Chiến lược ESG để thu hút vốn cho doanh nghiệp tư nhân
11:01, 22/10/2022
Đầu tư ESG và nguy cơ từ hành vi “tẩy xanh”
05:00, 07/10/2022