Liên minh Doanh nghiệp điện tử đánh giá "sức ép" lên doanh nghiệp từ Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

Thy Hằng 30/09/2019 17:00

Những thay đổi trong Bộ Luật Lao động sửa đổi cũng là một "sức ép" cho các doanh nghiệp phải thích nghi để vừa nâng cao năng suất lao động, vừa đảm bảo phát triển bền vững.

Văn phòng Giới sử dụng lao động - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (BEA/VCCI) vừa phối hợp cùng tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) tổ chức Hội thảo tổng kết các hoạt động của Liên minh Doanh nghiệp điện tử năm 2019 và cập nhật các kiến nghị sửa đổi Bộ luật lao động của Cộng đồng doanh nghiệp.

Hội thảo tổng kết các hoạt động của Liên minh Doanh nghiệp điện tử năm 2019 và cập nhật các kiến nghị sửa đổi Bộ luật lao động của Cộng đồng doanh nghiệp.

Hội thảo tổng kết các hoạt động của Liên minh Doanh nghiệp điện tử năm 2019 và cập nhật các kiến nghị sửa đổi Bộ luật lao động của Cộng đồng doanh nghiệp.

Liên minh Doanh nghiệp điện tử là một trong những sáng kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam(VEIA) được thành lập từ năm 2017. Liên minh được xây dựng với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Chính phủ Nhật Bản. 

Thực thi cam kết quốc tế về lao động

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh và trở thành ngành công nghiệp chủ chốt trong nền kinh tế Việt Nam.

Trong 8 tháng đầu năm 2019, tổng trị giá xuất khẩu của các sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3 tỷ USD, tương ứng tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường xuất khẩu chính của công nghiệp điện tử ở VN là Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc… Đây là những thị trường đã có ký kết hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với Việt Nam như EVFTA và CPTPP. Trong các Hiệp định thương mại thế hệ mới đều có chương cam kết về việc thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản của ILO.

ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh và trở thành ngành công nghiệp chủ chốt trong nền kinh tế Việt Nam.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, Chính phủ Việt Nam đang gấp rút xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của thực trạng thị trường lao động.

“Chính phủ Việt Nam hiện đang gấp rút xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật lao động để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của thực trạng thị trường lao động và quan hệ lao động tại Việt Nam cũng như thực thi các cam kết quốc tế. Liên minh Doanh nghiệp điện tử ra đời cũng để thúc đẩy thực hành có trách nhiệm trong lao động tại Việt Nam”, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định.

Theo đó, Liên minh Doanh nghiệp điện tử nhằm hướng tới mục tiêu tạo ra một diễn đàn để các doanh nghiệp đa quốc gia cũng như những nhà cung ứng trong ngành điện tử tại Việt Nam có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và hợp tác cùng có lợi để cùng nhau xây dựng thực hành lao động có trách nhiệm hơn, tạo ra nhiều việc làm và việc làm bền vững hơn cho ngành điện tử Việt Nam.

Đồng quan điểm, ông Chang Hee-Lee, Giám đốc văn phòng ILO tại Việt Nam cho biết, khi tham gia vào chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp phải chịu nhiều ràng buộc như không được phân biệt đối xử, các tiêu chuẩn về lao động trẻ em được thắt chặt hơn,…

Có thể bạn quan tâm

  • ILO và VCCI thắt chặt hợp tác trong xây dựng quan hệ lao động

    00:01, 04/07/2019

  • Doanh nghiệp điện tử cần liên kết và nâng cao năng suất trong chuỗi cung ứng toàn cầu

    09:28, 16/03/2018

  • Ra mắt Liên minh doanh nghiệp điện tử đầu tiên tại Việt Nam

    13:49, 20/10/2017

  • Doanh nghiệp điện tử nội: Lụi tàn trong công xưởng lớn

    22:22, 23/09/2015

Thách thức từ Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

Giám đốc văn phòng ILO tại Việt Nam cũng chỉ ra những thách thức trong việc sẵn sàng đảm bảo lực lượng lao động chất lượng cao và đảm bảo cam kết quốc tế. 

“Một thách thức đó là Bộ Luật lao động sửa đổi sắp được ban hành, những thay đổi trong Bộ Luật lao động mới cũng là một sức ép cho các doanh nghiệp phải thích nghi để vừa nâng cao năng suất lao động, vừa đảm bảo phát triển bền vững”, ông Chang Hee-Lee nhấn mạnh.

ông Chang Hee- Lee, Giám đốc văn phòng ILO tại Việt Nam cho biết, khi tham gia vào chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp phải chịu nhiều ràng buộc như không được phân biệt đối xử, các tiêu chuẩn về lao động trẻ em được thắt chặt hơn,…

Ông Chang Hee- Lee, Giám đốc văn phòng ILO tại Việt Nam đánh giá những thay đổi trong Bộ Luật lao động mới cũng là một sức ép cho các doanh nghiệp.

Đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ từ phía ILO, bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng thư ký VCCI, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động cho biết, trong suốt hai năm vừa qua Liên minh các Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã tham gia tích cực và giúp cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng đảm bảo tiêu chuẩn lao động tốt hơn.

Trong năm 2017, với sự hỗ trợ của ILO, VCCI và ILO đã có hội thảo bàn tròn ở Tokyo, bà cũng bày tỏ mong muốn ILO sẽ hỗ trợ tiếp tục trong tương lai để những hội thảo bàn tròn tương tự được thực hiện 1-2 năm/lần, từ đó đưa ra những đề xuất giúp thực hiện tiêu chuẩn lao động quốc tế được tốt hơn.

bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng thư ký VCCI, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động

Bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng thư ký VCCI, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động.

VCCI và ILO sẽ tiếp tục hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp các doanh nghiệp thực hiện tuân thủ pháp luật tốt hơn và đảm bảo cho quan hệ lao động tại doanh nghiệp được cải thiện. Bà Trần Thị Lan Anh cũng nhấn mạnh, VCCI đã thực hiện rất nhiều hoạt động trong việc góp ý sửa đổi Bộ Luật Lao động nhằm đưa ra các chính sách phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có sự chuyển mình và thích nghi với sân chơi mới.

Đề xuất cho hoạt động của Liên minh các Doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Hoàng Hà, Cán bộ chương trình văn phòng ILO tại Việt Nam cho biết, trong thời gian tới Liên minh nên mở rộng tài liệu, bộ câu hỏi giải đáp những vướng mắc và nên có bộ phận hỗ trợ giải đáp thường xuyên về các hoạt động, các câu hỏi về Luật liên quan, từ đó hình thành mạng lưới rõ ràng hơn, giúp cho doanh nghiệp điện tử hoạt động hiệu quả hơn. 

“Mục tiêu cuối cùng của Liên minh là góp phần tạo việc làm ngày càng nhiều và tốt hơn đồng thời cải thiện các mối quan hệ lao động trong ngành công nghiệp điện tử. Điều này sẽ giúp đảm bảo khả năng phát triển bền vững và đóng góp không ngừng của ngành điện tử Việt Nam đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước”, ông Nguyễn Hoàng Hà chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Liên minh Doanh nghiệp điện tử đánh giá "sức ép" lên doanh nghiệp từ Bộ Luật Lao động (sửa đổi)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO