“Liều thuốc” niềm tin cho du lịch

TUẤN VỸ 01/12/2020 06:00

Kích cầu, liên kết chính là phương án hữu hiệu trong công cuộc khôi phục ngành du lịch. Song song, vẫn cần nhiều phương án củng cố lòng tin của du khách.

Có thể nói chúng ta đã làm rất tốt trong việc cố gắng kiểm soát dịch COVID-19. Mọi hoạt động phòng, chống dịch đều được triển khai, các phương án đều được nghiêm túc thực hiện. Việc kiểm soát tốt sự lây lan của dịch cũng chính là mấu chốt để Việt Nam có thể khơi dậy lại ngành du lịch hiện tại.

Để ngành du lịch đứng dậy, còn có rất nhiều việc phải làm. Mở cửa đường bay, xúc tiến quốc tế, thu hút khách du lịch,... là những phương án vẫn đang trong vòng xoáy chưa được khơi trong. Bởi việc khai thác thị trường khách quốc tế hiện nay là không thể.

Thế là phải tính đến bài toán thị trường khách khách nội địa, được xem như là “phao cứu sinh” cho ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Hàng loạt chương trình kích cầu được tổ chức, nhiều sự liên kết vùng được diễn ra. Chỉ với một mục đích chính là tạo nên sức mạnh, thêm nhiều sản phẩm có giá trị cao thu hút được khách du lịch. Để ngành du lịch có thể “thở” trở lại

Cần phải có hành động cụ thể để củng cố lòng tin cho khách du lịch. Bởi trong giai đoạn hiện nay du khác Việt vẫn chưa tự tin để trải nghiệm các dịch vụ.

Cần phải có hành động cụ thể để củng cố lòng tin cho khách du lịch. Bởi trong giai đoạn hiện nay du khác Việt vẫn chưa tự tin để trải nghiệm các dịch vụ.

Tuy nhiên, ngoài các chương trình liên kết giữa các địa phương, ngoài các giải pháp tự bơi của các doanh nghiệp thì cần phải có hành động cụ thể để củng cố lòng tin cho khách du lịch. Bởi trong giai đoạn hiện nay du khác Việt vẫn chưa tự tin để trải nghiệm các dịch vụ du lịch, chưa thể cơi mở hơn trong việc tham quan những địa phương khác.

Lấy ví dụ Quảng Nam, Đà Nẵng là hai địa phương bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch COVID-19 lần 2. Sau một thời gian quyết liệt chống giặc, cả hai địa phương đều đã sạch bóng COVID-19. Hơn hai tháng không có ca nhiễm bệnh mới, tuy nhiên ngành du lịch của hai địa phương này vẫn đang rất ảm đạm.

Lý do là bởi tâm lý của khách du lịch vẫn còn lo sợ trong việc đảm bảo an toàn sức khỏe khi đi du lịch tại những địa phương này. Bởi tâm lý lo sợ rằng dịch bệnh đã ở trong cộng đồng, sợ ảnh hưởng đến bản thân và gia đình nên nhiều người vẫn quyết định dời thời gian đi du lịch. Chờ đến khi nào cảm thấy thật sự an tâm mới có thể lên đường, do thế ngành du lịch mất đi lợi thế vốn có dẫu tài nguyền du lịch vẫn hiện hữu.

Giám đốc của một công ty lữ hành tại Đà Nẵng thông tin rằng có một đoàn khách ở TP. Hồ Chí Minh đặt tour cho một chuyến hành trình tại miền Trung vào tháng tới. Tuy nhiên đoàn khách này vẫn do dự về mức độ đảm bảo an toàn sức khỏe khi đi du lịch, bắt buôc phía công ty phải bảo đảm về y tế thì mới có thể chốt thời gian đến với thành phố biển.

Bản thân mỗi doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định về phòng chống dịch cũng như đảm bảo một mội trường du lịch an toàn. Đồng thời thể hiện các sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong với bối cảnh hiện tại, khẳng định điểm đến dịch vụ của mình thực sự đáng tin cậy và chất lượng.

Bản thân mỗi doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định về phòng chống dịch cũng như đảm bảo một mội trường du lịch an toàn. Đồng thời thể hiện các sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong với bối cảnh hiện tại, khẳng định điểm đến dịch vụ của mình thực sự đáng tin cậy và chất lượng.

“Biển xanh, cát trắng, tài nguyên du lịch bao la nhưng du khách lại không tin tưởng điểm đến thì thật là đáng tiếc, cần tính bài toán “thu phục”  lòng tin của du khách trước khi tính đến phương án dài hơi bởi du khách chính là người quyết định tất cả.” -Vị này nói.

Hiện nay, đại đa số người dân Việt Nam đều quan tâm đến vấn đề dịch bệnh. Và việc chu du đến những địa phương được xem là ổ dịch lại khiến con người trở nên chùn bước.  Vì thế, cho đến khi nào dịch bệnh vẫn còn là nỗi lo thì người Việt vẫn sẽ còn hoãn việc đi du lịch.

Cho nên, để ngành du lịch có thể khôi phục trở lại các địa phương, doanh nghiệp không chỉ nghĩ đến các phương án kích cầu, giảm giá để thu hút du khác. Mà việc quan trọng nhất là làm sao để du khách tin tưởng đến với địa phương, trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ một các tự nhiên, an tâm nhất.

Do vậy, ngoài việc chính quyền địa phương cam kết các điều kiện bắt buộc về y tế khi đón nhận các du khách thì các doanh nghiệp phải là người nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc. Trong bản thân mỗi doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định về phòng chống dịch cũng như đảm bảo một mội trường du lịch an toàn. Đồng thời thể hiện các sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong với bối cảnh hiện tại, khẳng định điểm đến dịch vụ của mình thực sự đáng tin cậy và chất lượng luôn được đưa lên hàng đầu.

Tại buổi ra mắt sản phẩm du lịch mới giữa ba tỉnh Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, ông Phan Xuân Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cho rằng các hoạt động kích cầu hãy khoan nói đến hiệu quả mà hãy nói đến hiệu ứng. Ông Thanh cho rằng các hoạt động hiện tại rất có giá trị truyền thông, đánh động đến du khách rằng các tỉnh hiện nay vẫn là điểm đến an toàn lẫn về dịch bệnh và thiên tai. Để du khách tin tưởng vào điều đó và cởi mở hơn cho du lịch.

Trong bối cảnh hiện tại, niềm tin của du khách thực sự rất quan trọng đối với ngành du lịch. Bởi, ngoài các vấn đề nâng cao chất lượng, giái trị sản phẩm, khuyến mãi du lịch không đáng giá bằng việc du khách tin tưởng, tích cực mở lòng với du lịch. Việc cần làm lúc này là truyền “liều thuốc” niềm tin trong du lịch làm sao cho hiệu quả, để du khách cảm nhận được sự chân thành từ các địa phương bên cạnh chuỗi liên kết các sản phẩm.

Sự thành công của khôi phục ngành du lịch chính là có được niềm tin của trở lại của du khách trong trạng thái “bình thường mới”. Việc lan tỏa niềm tin như thế nào sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, chính là chìa khóa để ngành du lịch trở lại.

Có thể bạn quan tâm

  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Khôi phục ngành du lịch thì doanh nghiệp phải nắm tay nhau"

    12:21, 28/11/2020

  • Liên kết là sức mạnh của du lịch

    10:00, 28/11/2020

  • Định vị thương hiệu du lịch từ liên kết

    04:00, 28/11/2020

  • Liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Cùng đưa ngành du lịch trở lại

    17:56, 27/11/2020

  • Du lịch Việt và "câu chuyện bó đũa”

    09:57, 27/11/2020

  • Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam bắt tay nhau kích cầu du lịch

    20:54, 25/11/2020

  • Du lịch xanh tạo bước đột phá cho Mù Cang Chải

    04:00, 25/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Liều thuốc” niềm tin cho du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO