Việc phô trương sức mạnh của Bắc Kinh sẽ tiếp diễn, bất chấp những quan ngại của các nước láng giềng và sự dõi theo của các nước khác như Mỹ.
Mới đây, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Âu Dương Ngọc Tịnh để yêu cầu giải thích về việc 16 máy bay chiến đấu Trung Quốc đã bay trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, cách bờ biển Sarawak khoảng 110km.
Theo đó, Bộ Tư lệnh Không quân Hoàng gia Malaysia ngày 1/6/2021 cho biết, 16 chiếc máy bay quân sự của Trung Quốc đã bay vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia vào trưa 31/5 và có lúc tiếp cận không phận của Malaysia thuộc bang Sabah, Đông Malaysia. Các máy bay quân sự này không hồi đáp các liên lạc từ phía Malaysia và đã thực hiện các hành vi “đáng ngờ” tạo thành mối đe dọa đối với chủ quyền và an toàn bay của Malaysia.
Liên quan đến sự việc này, Malaysia cáo buộc Trung Quốc điều 16 máy bay vận tải quân sự áp sát không phận Malaysia, Bộ Ngoại giao Malaysia cáo buộc đây là sự “xâm phạm không phận và chủ quyền” nước này.
Ngoại trưởng Malaysia nhấn mạnh rằng lập trường của Malaysia là rất rõ ràng: Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao hữu nghị với bất kỳ quốc gia nào, nhưng điều đó không có nghĩa là thỏa hiệp về an ninh quốc gia; Malaysia sẽ tiếp tục bảo vệ phẩm giá và chủ quyền của mình.
Thế nhưng, phía Bắc Kinh thì phủ nhận, nói rằng các máy bay quân sự không vào không phận của Malaysia và thực hiện quyền bay tự do trong khu vực. Nước này chỉ điều hai máy bay vận tải để cung cấp hàng tiếp tế cho binh sĩ đóng tại biển Đông và sau đó họ đã tiến hành tập trận để thích nghi với thời tiết và điều kiện trong khu vực. Các máy bay của Trung Quốc đã tránh vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh do Việt Nam quản lý, đi xuyên qua FIR Singapore trước khi tiến vào FIR Kota Kinabalu của Malaysia vào trưa ngày 31/05.
Nói đến FIR và trách nhiệm và nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên trong Tổ chức Hàng không quốc tế (ICAO) khi máy bay của họ bay vào vùng FIR. Đây là căn cứ pháp lý rất quan trọng để đánh giá các máy bay quân sự Trung Quốc có “chấp hành nghiêm các quy định liên quan của luật pháp quốc tế” hay không?
Trong sự việc này, tất cả các loại máy bay khi bay vào phạm vi FIR nào đó bắt buộc phải cung cấp cho các Trung tâm quản lý bay các thông tin theo yêu cầu của các Trung tâm này vô điều kiện.
Các máy bay Trung Quốc ngang nhiên bay vào phạm vi FIR liên quan đến vùng trời trên Biển Đông, như: FIR HaNoi, FIR HoChiMinh, FIR Singapore, FIR Kota Kynabalu ở Sabah… là hành vi vi phạm Điều lệ ICAO, bất chấp quy chế chặt chẽ của FIR, đồng nghĩa với việc xem thường tính mạng tài sản của con người tham gia hàng không.
Quan trọng hơn, việc quản lý điều hành FIR có ý nghĩa quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn có ý nghĩa quốc phòng, an ninh quốc gia, nhất là phạm vi đó lại nằm trong khu vưc đang tồn tại những bất đồng, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp về địa- chính trị, địa- kinh tế, địa- chiến lược…
Chính vì vậy, Trung Quốc từ lâu đã tìm cách vận động thông qua tổ chức ICAO để vô hiệu hóa các FIR đã được phân định từ trước trong Biển Đông để thay bằng các FIR do họ quản lý điều hành, bao trùm lên hầu hết vùng trời Biển Đông vì mục tiêu hợp thức hóa yêu sách chủ quyền của họ trong Biển Đông.
Có thể thấy, ASEAN có 11 quốc gia, nhưng chỉ có 5 nước có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo, đá trên Biển Đông là Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei. Tuy nhiên tiềm lực của các quốc gia này lại chưa mạnh. Mục tiêu trọng điểm của Trung Quốc là Việt Nam và Philippines, vì trong số các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, chỉ có Hà Nội và Manila là có những hành động kiên quyết để bảo vệ chủ quyền.
Và sự việc liên quan đến Malaysia lần này cũng chỉ như hành động “thêm củi vào lò” của Trung Quốc khi nước này đang không ngừng gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông - vùng biển mà những quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.
Nói như vậy , bởi vì trong tháng 4, Bắc Kinh đã triển khai 3 tàu khu trục hiện đại bao gồm một tàu tấn công đổ bộ Type 075 tới căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc trên đảo Hải Nam. Điều này làm gia tăng suy đoán Trung Quốc sẽ triển khai tàu tấn công đổ bộ lớn nhất của mình - có thể mang theo 30 trực thăng và hàng trăm lính - tới Biển Đông đang tranh chấp..v..v.
Tuy vậy, thông qua sự việc này, nó cũng được xem như liều thuốc thử phản ứng trong vấn đề Biển Đông của Malaysia – một nước vốn được xem là quan hệ hữu hảo, đồng minh của Bắc Kinh.
Đồng thời, thể hiện và khuếch trương các khả năng sức mạnh quân sự mới. Đến lúc này, Bắc Kinh tự cho rằng họ đã “đủ lông, đủ cánh”, bắt đầu “trỗi dậy không hòa bình” và chấm dứt giai đoạn “giấu mình chờ thời”. Dẫn lời một chuyên gia quan hệ quốc tế nói: “Người Trung Quốc dường như muốn nói giờ đây họ được trang bị tốt hơn để leo thang thị uy”.
Điều này cũng có nghĩa, việc phô trương sức mạnh của Bắc Kinh sẽ tiếp diễn, bất chấp những quan ngại của các nước láng giềng và sự dõi theo của các nước khác như Mỹ. Với sự phục hồi kinh tế và sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng, Trung Quốc tương đối thoải mái và tự tin về sự hiện diện ở Biển Đông.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 10/06/2021
10:37, 09/06/2021
06:00, 09/06/2021
05:00, 08/06/2021
05:00, 07/06/2021
05:00, 04/06/2021
05:00, 02/06/2021
05:05, 28/05/2021
05:00, 25/05/2021
05:30, 18/05/2021
05:00, 04/05/2021
11:00, 26/04/2021
05:08, 26/04/2021
05:04, 21/04/2021
05:26, 20/04/2021
05:00, 16/04/2021