Dịch COVID-19 khiến thủy sản Quảng Ninh tồn đọng với số lượng lớn.
Vân Đồn là địa phương nuôi trồng thủy sản lớn nhất Quảng Ninh. Hiện địa bàn có 1.250 hộ nuôi trồng thủy sản, trong đó số hộ nuôi ngao giá, hàu là trên 1.000 hộ với khoảng 2.000 lao động.
Khó khăn trong tiêu thụ
Ông Từ Tú Dương, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Đồn cho biết, tại thời điểm này có không ít hộ nuôi tới hơn 40.000 lồng, hộ nuôi ít nhất cũng 1.000 - 2.000 lồng (bình quân mỗi lồng thu hoạch 1,5 - 2,5kg).
Theo ông Dương, sản lượng ngao, hầu nuôi tại đây trong năm 2020 dự kiến cho thu hoạch khoảng 46.800 tấn (ngao: 18 ngàn tấn, hàu: 28.800 tấn). Việc thu hoạch ngao, hầu tính theo chu kỳ. Sản lượng ngao và hầu tại Vân Đồn đến thời kỳ thu hoạch cần tiêu thụ vào 2 tháng cận kề (tháng 4 và tháng 5) không dưới 10 ngàn tấn (ngao hai cùi khoảng 4.500 tấn và hầu Thái Bình Dương khoảng 6.000 tấn).
Thị trường tiêu thụ thủy hải sản cả nuôi trồng và đánh bắt ở Vân Đồn, cũng như Quảng Ninh các năm trước chủ yếu xuất khẩu qua biên giới sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ đầu năm đến nay, các đối tác nước ngoài đã dừng nhập sản phẩm này. Còn ở khu vực nội địa, hàu, ngao tiêu thụ khá ít, nay lượng khách du lịch đến địa bàn không có, nên thị trường này cũng khá ảm đạm.
Anh Vũ Ngọc Thế, khu 9, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, cho biết: "Tôi nuôi 15 vạn lồng ngao, 210 dây hàu, tổng đầu tư trên 10 tỷ đồng. Trong đó, vay ngân hàng trên 5 tỷ đồng, mỗi tháng nợ lãi trên 40 triệu đồng. Hiện nay, ngao, hàu của gia đình đã đến kỳ thu hoạch, nhưng do dịch COVID-19 không có đầu ra nên gia đình chưa thể thu hoạch được".
Theo anh Thế, nếu có thu hoạch thì giá rớt xuống không bằng 1/2 vụ trước cũng khó trả được hết nợ ngân hàng. Trong khi đó, hàu, ngao đã hết kỳ sinh trưởng, nếu không thu hoạch kịp thì sẽ chết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của vùng nước nuôi.
"Giải cứu" chỉ là giải pháp trước mắt
Được biết, trong thời điểm khó khăn, tỉnh Quảng Ninh đã kêu gọi các doanh nghiệp người dân vào cuộc “giải cứu” cho bà con nông dân nuôi trồng thủy hải sản. Ngành than sau đó đã có 14 đơn vị đăng ký tham gia kết nối và hỗ trợ tiêu thụ, ước tính trong tháng 3/2020 “giải cứu” gần 30 tấn nhuyễn thể. Bên cạnh đó, các đơn vị ngành than đều có chương trình phối hợp, ký hợp đồng thu mua nông sản từ các địa phương trong tỉnh với tổng tiền gần 850 tỷ đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm
17:15, 12/04/2020
17:14, 09/04/2020
00:57, 18/03/2020
00:30, 11/04/2020
11:00, 02/04/2020
Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực tế rằng việc "giải cứu" thủy sản có thể giúp doanh nghiệp, người dân giải quyết tồn đọng trước mắt. Nhưng về lâu dài, cần phải có một “liều vắc xin” đủ mạnh, nhất là trong đợt ảnh hưởng của COVID - 19.
Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm tập trung tiêu thụ các mặt hàng thủy sản có sản lượng lớn.
“Trong đó, chủ động tổ chức các hội nghị kết nối giao thương cung cầu giữa các cơ sở sản xuất với các đơn vị tiêu thụ, phân phối trong và ngoài tỉnh; tổ chức hội nghị hướng dẫn quy định của thị trường Trung Quốc đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam cho các cơ sở sản xuất, chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, cập nhật thông tin truy xuất nguồn gốc, kết nối cung cầu về thủy sản thông qua các hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc của tỉnh”, ông Công cho biết.