Cơ hội nào cho nông sản sau dịch?

Diendandoanhnghiep.vn Xu hướng sau dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng mạnh, nếu chuẩn bị trước ngành nông nghiệp sẽ nắm được cơ hội thị trường.

p/Theo dự đoán của một số doanh nghiệp cá tra, sang tháng 4, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có thể phục hồi 50%

Theo dự đoán của một số doanh nghiệp cá tra, sang tháng 4, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có thể phục hồi 50% 

Cuối tháng 3/2020, sau khi trao đổi với kế toán, ông Cao Văn Tuấn, Giám đốc Công ty cá sấu Việt Nam đã quyết định tạm thời “đóng cửa” doanh nghiệp. Bởi theo ông lúc này mở cũng như đóng. Nhưng ngay từ lúc này, ông Tuấn đã chuẩn bị phương án cho doanh nghiệp hoạt động trở lại khi dịch COVID- 19 được khống chế.

Hệ luỵ COVID- 19

Công ty của ông Tuấn không phải là trường hợp cá biệt. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong tháng 3/2020 là 6.553 doanh nghiệp, tăng 55,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Có thể dễ dàng nhận thấy nông lâm thuỷ sản là một trong những lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước đại dịch COVID- 19. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này. Hệ luỵ, doanh nghiệp đóng cửa, người lao động mất việc làm.

Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), do tác động của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là trong hai tuần đầu tháng 3. Đến thời điểm này, đa số các doanh nghiệp đã bị sụt giảm 35 - 50% đơn hàng do bị hủy, lùi đơn hàng hay thiếu nguyên liệu.

Trong khi đó, khả năng thu hồi tiền hàng từ khách hàng chậm và rất chậm, doanh nghiệp không xoay vòng được vốn, không có tiền trả các khoản vay ngân hàng.

Trong bối cảnh ấy, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất nhằm hỗ trợ các đối tượng bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19.

Chuẩn bị nắm bắt cơ hội

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, nếu sức sản xuất không tốt, không huy động được tổng lực trong bối cảnh dịch COVID-19 thì vấn đề cân đối lương thực thực phẩm rất khó khăn. Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 41 tỷ USD/năm, việc cắt đứt nguồn cung luân chuyển do tác động dịch COVID-19 khiến doanh nghiệp nào không có khả năng ứng biến sẽ mất đầu ra thị trường. Xu hướng sau dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng mạnh, nếu không chuẩn bị trước ngành nông nghiệp sẽ không nắm được cơ hội thị trường.

Thực tế cho thấy, từ tháng 3, thị trường Trung Quốc đã bắt đầu có các đơn hàng trở lại. Theo dự đoán của một số doanh nghiệp cá tra, sang tháng 4, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có thể phục hồi 50%, tháng 5 hồi phục 70% và đến tháng 6 mới có thể hồi phục hoàn toàn 100%. Cá tra xuất sang EU chủ yếu bán cho hệ thống bán lẻ chứ không phải là phân khúc dịch vụ thực phẩm. Do đó thị trường này là cơ hội cho ngành cá tra khôi phục lại về xuất khẩu, nhất là sau khi EVFTA có hiệu lực.

Theo VASEP, trong bối cảnh sản xuất, xuất khẩu thủy sản đang gặp khó khăn lớn do COVID-19, các doanh nghiệp thủy sản đang thực hiện nhiều giải pháp để cầm cự, chờ cơ hội thị trường. Các doanh nghiệp tôm hiện đang tập trung vào 2 giải pháp căn bản: Phân bổ tài chính, nguồn lực để có thể vượt qua thời gian cầm cự này cùng người nuôi, khách hàng, đảm bảo đơn hàng; cân đối lại cơ cấu thị trường, không tập trung vào một số thị trường như trước đây, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc.

Nông lâm thuỷ sản nói riêng và các ngành kinh tế khác đang trong cơn bĩ cực, nhưng triển vọng về “thái lai” là hiện hữu nếu có sự chuẩn bị. Khi COVID-19 được kiểm soát, các dòng hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu, thiết bị, các dòng khách và chuyên gia sẽ khơi thông trở lại vào Việt Nam. Lúc này, các doanh nghiệp nông lâm thủy sản rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt về nhu cầu về vốn: hỗ trợ cho kéo giãn thời gian nợ, giảm lãi suất, hỗ trợ dự trữ nguyên liệu, giảm tải các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp... để "cầm cự" qua giai đoạn khó khăn, chờ cơ hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội nào cho nông sản sau dịch? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714025879 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714025879 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10