"Lỗ hổng quyền lực" nhìn từ văn hóa “thân quen”

Diendandoanhnghiep.vn Làm thế nào để thực sự có xã hội pháp quyền khi văn hoá “thân quen” vẫn ăn sâu bám rễ như hiện nay.

>> Minh bạch để “bịt” kẽ hở tham nhũng chính sách

Cóp/nhiều bệnh nhân không cx

Có một số bệnh nhân không phải chờ mà được "đi thẳng" vào phòng khám nhờ có sự... quen biết. Ảnh minh hoạ.

Cách đây vài ngày, tôi đi khám bệnh ở một bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhận thấy vẫn còn tình trạng “thân quen” trong thăm khám bệnh. Và chắc chắn tình trạng này không phải của riêng một đơn vị ngành y nào, mà nó đã ngấm sâu vào nền hành chính công vụ nước nhà.

Trước đó, tôi ngồi uống cà phê với một người bạn bên báo chí, nói chuyện về vấn đề sức khỏe. Bạn tôi liền bảo: “Để tôi gọi cho ông Bác sĩ… ở bệnh viện… ông bác sĩ này rất giỏi. Gọi điện báo ông trước để ông sắp xếp ưu tiên khám trước cho nhanh”.

Tất nhiên, tôi cũng gật cho xong chuyện. Nhưng hôm sau đi khám tôi không theo lịch hẹn, mà vẫn bốc số xếp hàng chờ gọi. Vấn đề là: Dù tôi ngồi đợi theo thứ tự, nhưng thi thoảng vẫn có một vài trường hợp “vượt tuyến” vào  trước, người thì được đích thân y tá dẫn đường, người thì được bác sĩ ra đón.

Đó mới chỉ là phạm vi một bệnh viện, ở một lĩnh vực và chắc chắn theo “quy luật lây lan”, cái gọi là văn hóa “thân quen” đã thấm rất nhanh nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Bởi tâm thức của người Việt vốn duy tình, tức là chú trọng phương diện tình nghĩa hơn các khía cạnh khác trong mọi vấn đề. Người Việt có câu "Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình” là vậy.

Ngoài ra, tôi biết, một số cơ quan ban ngành ở Việt Nam vẫn có xu hướng chọn lựa nhân sự theo góc độ tình cảm. Những cán bộ gắn bó hàng chục năm với cơ quan thường được xem là “lão làng”, thậm chí được đưa con cháu vào hưởng suất thế chỗ khi họ nghỉ hưu. Ai cũng hiểu, nghĩa cử ấy là tốt nếu người được tiếp nhận có đủ năng lực cần thiết để đáp ứng công việc. Nhưng không thiếu trường hợp, người tuyển chọn vẫn vì tình cảm mà bỏ qua khía cạnh này, khiến bộ máy có nhiều cán bộ thiếu trình độ.

>> “Tham nhũng mấy triệu là hình sự, thất thoát lãng phí thì thế nào?”

Thực tế đó cho thấy, văn hóa “một người làm quan, cả họ được nhờ”, vốn ăn sâu vào tâm thế của bao người, vốn chịu ảnh hưởng của văn minh nông nghiệp với tổ chức bộ máy nhà nước lấy đơn vị làng xã làm nền tảng. Hiện nay phạm vi đã mở rộng theo chiều hướng nếu có một người làm quan to thì cả họ, cả tỉnh cả vùng miền đều được cậy nhờ.

Tức là, câu nói “một người làm quan, cả họ được nhờ” quả là đúng khi người làm quan ấy có thể chăm sóc, yêu thương dân chúng như con. Làm quan là cơ hội hành Thiện, tích đức từ quần chúng, phúc báo cho gia tộc chính là sự “được nhờ” chân chính vậy.

Song tư tưởng ấy, chính sách ấy không nên duy trì trong bối cảnh nền kinh tế đang mở rộng và hội nhập sâu như hiện nay.  Với thế giới ngày càng phẳng, nhu cầu biểu đạt của người dân trước thực trạng “một người làm quan, cả họ được nhờ”, ngày càng cao, nên thời gian qua không ít phản ánh của người dân về việc “bổ nhiệm người nhà”  trái quy định, sai quy trình,  gây bức xúc trong xã hội, khiến chính quyền phải vào cuộc.

Đó chính là câu chuyện “quy trình”, “đúng quy trình” trong công tác cán bộ lại làm dậy sóng dư luận thời gian qua. Làm sao không “dạy sóng khi “cả họ được nhờ” có khi là cho chác ít vật chất, có khi mượn oai dòng họ có người làm quan để thị uy với kẻ khác, nhưng cái được nhờ nhất chính là được chia chác quyền lực. Một ông quan đầu tỉnh, đầu ngành là người địa phương, thì nảy sinh khả năng ưu tiên các vị trí cán bộ chủ chốt cho người thân họ hàng.

“Gia đình trị” tiến tới “dòng họ trị” là để bảo vệ quyền lực cho cá nhân từng người. Nhóm lợi ích bản thân là một bè phái, cộng thêm quan hệ dòng tộc cho nên sự liên kết rất chặt. Mối quan hệ có tính họ hàng là động cơ để bảo vệ nhau trong những trường hợp có người vi phạm pháp luật hoặc sai trái.

Một cá nhân muốn tham nhũng còn sợ hãi bị phát hiện, nhưng một bè phái cùng tham nhũng và che chắn cho nhau thì độ an toàn cao hơn. Có lẽ, tham nhũng nhiều nhưng phát hiện ít là do sự che chắn kỹ lưỡng này.

Một vấn đề đặt ra ở đây là: Làm thế nào để thực sự có xã hội pháp quyền khi văn hoá “thân quen” vẫn ăn sâu bám rễ như hiện nay?

Bộ Chính trị, Ban bí thư đã ban hành nhiều quy định để ngăn chặn văn hóa “ thân quen”, chặt đứt tư tưởng “ một người làm quan cả họ được nhờ”. Tuy nhiên, nạn ô dù, bè phái có thể bị ngăn chặn ban đầu, nhưng theo thời gian, với những cán bộ lãnh đạo thiếu phẩm chất, vẫn tạo ra bè phái và “dòng họ” theo cách riêng của mình.

Một số cá nhân có quan hệ sẽ được hưởng lợi từ cách làm này, nhưng toàn bộ hệ thống thì không thể tiến lên bằng “đường tắt”. Một xã hội phải được duy trì theo nguyên tắc pháp trị, duy lý và bình đẳng giữa các công dân.

Cho nên, chọn cán bộ lãnh đạo có tầm trí tuệ và phẩm chất đạo đức cao vẫn là yếu tố quyết định trong công tác cán bộ nói chung.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Lỗ hổng quyền lực" nhìn từ văn hóa “thân quen” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714396506 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714396506 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10