LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Phát triển hệ thống logistics cho nông sản ĐBSCL là giải pháp cấp bách, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam nói chung và sự phát triển bền vững cho nông sản ĐBSCL nói riêng.

>> LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Kỳ vọng diện mạo mới!

>> [TRỰC TIẾP] Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long

ông Nguyễn Thành Phong - Uỷ viên TƯ Đảng – Phó trưởng ban Ban kinh tế TƯ phát biểu tại Diễn đàn Hoàn thiện chuỗi dịch vụ Logistics cho nông sản ĐBSCL

Ông Nguyễn Thành Phong - Uỷ viên TƯ Đảng – Phó trưởng ban Ban kinh tế TƯ phát biểu tại Diễn đàn Hoàn thiện chuỗi dịch vụ Logistics cho nông sản ĐBSCL.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Thành Phong - Uỷ viên TƯ Đảng – Phó trưởng ban Ban kinh tế TƯ tại Diễn đàn: Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), UBND TP Cần Thơ chỉ đạo, VCCI Cần Thơ, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức ngày 26/5/2022.

Điểm nghẽn lớn nhất là logistics

Năm 2021, ĐBSCL đã đóng góp tới 31,37% GDP ngành nông nghiệp của cả nước; trong đó sản lượng lúa chiếm tới 50%, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tới 65% và sản lượng trái cây chiếm tới 70%. Đồng thời ĐBSCL cũng đóng góp tới 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu.

Với những lợi thế đó, ĐBSCL được xác định là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước. Nghị quyết 13-NQ/TW của ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về “phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định phấn đấu đến năm 2030: "Vùng ĐBSCL là vùng sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; là trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế biển; kinh tế du lịch; tăng cường kết nối nội vùng, liên vùng, trong nước và quốc tế; chú trọng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân gắn với bảo tồn các tài nguyên, hệ sinh thái; duy trì và tôn tạo bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc; bảo đảm quốc phòng và an ninh; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường".

Trong những năm qua ĐBSCL đã khai thác tốt được những lợi thế so sánh của mình và bước đầu thành công trong tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xoay trục sản phẩm chủ lực thủy sản-trái cây-lúa gạo chất lượng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Đã hình thành các mô hình chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, áp dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, hiệu quả, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Phong, điểm nghẽn lớn nhất đối với phát triển kinh tế ĐBSCL chính là hệ thống logistics kết nối tất cả các bên trong toàn bộ chu trình sản xuất tới tiêu dùng. Chi phí logistics tại ĐBSCL đang là gánh nặng đối với năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất ra tại ĐBSCL.

Theo thống kê của Bộ Công thương thì chi phí logistics tại ĐBSCL chiếm tới 30% giá thành sản phẩm. Nguyên nhân chính của điểm nghẽn này được các chuyên gia đánh giá là do hệ thống logistics tại ĐBSCL còn thiếu liên kết và đồng bộ, trong đó, hệ thống cảng biển còn thiếu, nhất là cảng nước sâu cho tàu vận chuyển container xuất khẩu. Vận chuyển hàng hoá chủ yếu bằng đường bộ và thuỷ nội địa, trong khi tình trạng một số cảng trọng điểm tại miền Đông thường xuyên quá tải, dẫn tới phí dịch vụ, lưu kho bãi, thời gian chờ đợi đều tăng…Bên cạnh đó, Vùng ĐBSCL còn thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh, thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng, đơn vị kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếu xạ đạt chuẩn...

Nhu cầu logistics lớn

Ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, phát triển hệ thống logistics cho nông sản ĐBSCL là một giải pháp cấp bách hiện nay để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam nói chung và sự phát triển bền vững cho nông sản ĐBSCL nói riêng. Sự xuất hiện của những hạt lúa, quả xoài, trái bưởi… của ĐBSCL trên kệ của các siêu thị lớn trên thế giới chính là những đại sứ thương hiệu đầu tiên cho các sản phẩm Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới. Mở rộng sự hiện diện của sản phẩm ĐBSCL tất yếu đòi hỏi phải phát triển hệ thống logistics cho nông sản ĐBSCL một cách tương xứng.

>>> LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Năm giải pháp để phát triển

Những điều kiện thuận lợi để phát triển logistics tại ĐBSCL, điều kiện thuận lợi đầu tiên của ĐBSCL đó là nhu cầu Logistics rất lớn. Năm 2021 trong 6,24 triệu tấn gạo xuất khẩu thì gạo từ ĐBSCL đã chiếm tới 95% đồng thời ĐBSCL cũng xuất khẩu tới 60% cá của cả nước. Bên cạnh đó ĐBCCL cũng là nơi cung cấp lương thực và thực phẩm lớn cho cả nước với hơn 70% sản lượng trái cây và 65% sản lượng thủy sản. Rõ ràng với quy mô sản xuất lớn và đang tăng nhanh như hiện nay thì nhu cầu logistics tại ĐBSCL là rất lớn – ông Phong chia sẻ.

Theo ông Phong, khó khăn lớn nhất đối với phát triển logistics tại ĐBSCL đó là hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt chia cắt địa hình của khu vực, trong khi vận tải thủy nội địa chưa phát triển làm cho giao thương kết nối khó khăn và chi phí cao. Đồng thời, hệ thống hạ tầng logistics tại ĐBSCL xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều so với các địa phương khác như Tp Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng.

Ông Phong cho ví dụ, tại Dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m, vừa được Tập đoàn Đèo Cả đưa vào khai thác vào cuối tháng 1/2022, có suất đầu tư lên tới 246 tỷ đồng/km. Trong khi đó, Dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Đông, đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo cũng do Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư theo hình thức PPP, suất đầu tư dự án chỉ khoảng 174 tỷ đồng/km. Suất đầu tư quá cao làm cho cùng một mức đầu tư thì số km đường làm được tại ĐBSCL thấp hơn rất nhiều so với các địa phương khác.

Lợi thế của ĐBSCL là vận tải đường thủy nội địa. Tuy nhiên hệ thống vận tải này đòi hỏi có sự kết nối các bến bãi với các phương thức vận tải khác. Thời gian vừa qua hệ thống cảng thủy có đường bộ kết nối với cảng có tải trọng thấp,, không thuận lợi để trung chuyển hàng hóa bằng đường bộ.

Giải pháp phát triển hệ thống logistics ĐBSCL

Quy hoạch cũng nêu rõ, phát triển ĐBSCL trở thành thương hiệu quốc tế về du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch sinh thái (miệt vườn sông nước, đất ngập nước) và du lịch biển trên cơ sở phát triển sản phẩm và xúc tiến chung cho thương hiệu. Phát triển Cần Thơ và Phú Quốc trở thành hai trung tâm du lịch quốc tế, là cửa ngõ đón khách của toàn vùng. Phát triển các tuyến du lịch kết nối nội vùng, liên vùng, quốc gia, quốc tế, trong đó chú trọng phát triển các tuyến du lịch liên vùng gắn với TP. HCM, thành phố Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau. Phát triển tuyến hành lang ven biển phía Nam (Thái Lan - Campuchia - Rạch Giá - Cà Mau) và hệ thống cửa khẩu quốc tế đường bộ Hà Tiên (Kiên Giang), Tịnh Biên (An Giang), Dinh Bà, Thường Phước (Đồng Tháp) và Bình Hiệp (Long An); tuyến đường biển và tuyến đường sông dọc theo sông Tiền và sông Hậu kết nối với Phnom Penh, Seam Reap (Campuchia)…

Phát triển hệ thống logistics cho nông sản ĐBSCL là giải pháp cấp bách, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam

Diễn đàn: Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), UBND TP Cần Thơ chỉ đạo, VCCI Cần Thơ, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức ngày 26/5/2022.

Để đạt được các mục tiêu này, ông Phong chia sẻ, điểm đột phá đầu tiên là phát triển hệ thống hạ tầng logistics đồng bộ, hệ thống kết cấu giao thông vận tải đa phương thức kết nối liên vùng và quốc tế, trong đó chú trọng phát huy thế mạnh của vùng về giao thông thủy nội địa.

Đồng thời, cần tăng cường vai trò quản lý Nhà nước theo hướng tích cực tháo gỡ các khó khăn, rào cản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh làm động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường logistics. Sử dụng, đầu tư hiệu quả phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức tuyên truyền khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ logistics. Thiết lập mạng lưới trung tâm phân phối nhiều cấp (cảng cạn, kho, bãi hàng hóa) và các tuyến vận tải thu, gom hàng hóa trong các đô thị lớn và các vùng kinh tế trọng điểm. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ dịch vụ vận tải, logistics đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics và vận tải. Theo đó, sửa đổi một số quy định, bổ sung về dịch vụ logistics và vận tải tại Luật Thương mại, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động Logistics. Sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới. Bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics. Gắn kết công nghệ thông tin trong logistics, đặc biệt khâu thủ tục hải quan và tại biên giới (tăng cường tổ chức, thúc đẩy tiêu chuẩn hóa trong khai thác như chứng từ, tiêu chuẩn công nghệ..., phát triển các cổng thông tin logistics, EDI, e-logistics...

Đặc điểm của sản xuất tại ĐBSCL là sản xuất nông nghiệp, với người sản xuất có hiểu biết về tổ chức sản xuất quy mô lớn còn hạn chế, thì những dịch vụ logistics 4P rất quan trọng mà người sản xuất ở vùng này cần đến đó là dịch vụ về cung ứng đầu vào, dịch vụ tư vấn kế hoạch thu hoạch, phân phối, marketing…"Phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng, nắm bắt nhu cầu khách hàng để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ logistics là xu hướng phát triển hiện nay, đặc biệt là nhờ công nghệ dữ liệu lớn cho phép tối ưu hóa từng quá trình logistics" – ông Phong nhấn mạnh.

   

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt Nam tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714178087 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714178087 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10