Logistics tại sao đắt, đắt ở đâu?

Lan Vũ 17/12/2018 11:00

Chưa tính đến những chi phí sâu xa khác, chỉ luẩn quẩn ngay ở khâu thủ tục Hải quan đã đẩy phí logistics tăng 15%.

Loanh quanh thủ tục

Ông Vũ Đức Thắng – GĐ Công ty TNHH XNK SX Đức Thắng cho biết, chỉ cần xác định được chi phí logistics cao ở đâu và tại sao cao, nhà nước hoàn toàn có thể kiểm soát được chi phí logistics. Vấn đề đường sắt, đường bộ, hay hạ tầng giao thông chưa đồng bộ ta hãy chưa bàn tới, hãy bàn tới nội tại trong 1 công đoạn, đó là thủ tục Hải quan.

Ông Vũ Đức Thắng – GĐ Công ty XNK Đức Thắng cho biết, chỉ cần xác định được chi phí logictis cao ở đâu và tại sao cao, nhà nước hoàn toàn có thể kiểm soát được chi phí logictis

Ông Vũ Đức Thắng – GĐ Công ty XNK Đức Thắng cho biết, chỉ cần xác định được chi phí logictis cao ở đâu và tại sao cao, nhà nước hoàn toàn có thể kiểm soát được chi phí logictis

Riêng phí dịch vụ Hải quan với một lô hàng khoảng 5 – 10 container, doanh nghiệp đã mất 6 – 12 triệu. Chi phí logistics cao, cao chính là cao ở phí dịch vụ Hải quan, cao ở chỗ Hải quan không tập trung.

Ông Thắng khẳng định, nếu 4 chi cục Hải quan Hải Phòng tập trung lại 1 chỗ (ví như ở 4 góc sân vận động), thì nhân viên chạy lệnh có thể làm được 4 bộ hồ sơ 1 lúc, thậm chí là 8 bộ hồ sơ. Trong quá trình đợi hồ sơ từ chi cục này có thể chạy tới nộp hồ sơ tại chi cục khác. Nếu vậy, con số 1,2 triệu đồng/container phí dịch vụ Hải quan sẽ chỉ còn lại 200 nghìn đồng/container. Nếu làm được như vậy, chi phí logistics có thể bớt được đến 15% chi phí so với chi phí hiện tại.

Nếu Công ty Đức Thắng không có người trực tiếp đi làm thủ tục (là giám đốc), chắc chắn Công ty phải thuê một Công ty khác làm dịch vụ. Tính ra tất cả các chi phí thuộc về cảng biển và Hải quan (chưa nói đến tiêu cực) từ khi tàu cập cảng cho đến lúc doanh nghiệp nhận được hàng về, tổng cộng khoảng 11 – 11,5 triệu đồng/container 20feet.

Trong đó, phí dịch vụ Hải quan là 1,2 triệu đồng, phí hạ container để kiểm hóa là 770 – 808 nghìn đồng, phí hạ tầng là 250 nghìn đồng, phí nâng container sau kiểm hóa là 506 nghìn đồng, phí thuê container là 360 – 396 nghìn đồng, phí vận chuyển (từ cảng về Công ty khoảng 25km) là 2,5 triệu đồng (chưa VAT), phí nhà thầu 6,060 – 6,526 triệu đồng.

Đối với Công ty Đức Thắng, vì có người trực tiếp đi làm thủ tục lên khoản 1,2 triệu/container phí dịch vụ Hải quan, doanh nghiệp không mất. Nhưng nhiều doanh nghiệp tại Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình… họ không thể chuyển cả bộ máy của họ xuống Hải Phòng được lên họ phải thuê dịch vụ. Với những lô hàng có từ 5 – 10 container, doanh nghiệp đã phải mất từ 6 – 12 triệu đồng phí dịch vụ Hải quan.

Điện tử… nửa vời

Tại sao phí dịch vụ Hải quan lại cao đến 1,2 triệu đồng/cont 20feet như vậy? Hãy làm 1 phép tính, một nhân viên chạy lệnh ngày hôm nay nhận được 4 bộ hồ sơ. Và rất không may, 4 bộ hồ sơ này lại nằm ở 4 chi cục Hải quan khác nhau. Nhân viên chạy lệnh đó đến chi cục 1 Hải quan để nộp hồ sơ, nộp xong lại phải chờ để xem có phải sửa chữa gì liên quan đến tờ khai hay không. Họ không thể tranh thủ chạy đến các chi cục khác để nộp hồ sơ (đặt lượt) vì khoảng cách các chi cục quá xa nhau (đến hơn 10km). Việc ngồi chờ để sửa chữa, lấy hồ sơ mất khoảng 3h đồng hồ, những hôm hồ sơ nhiều thì phải sang đến buổi chiều.

Ththủ tục Hải quan điện tử hiện đang rất…nửa vời.

Thủ tục Hải quan điện tử hiện đang rất…nửa vời.

Chưa kể, trong ngày nhân viên chạy lệnh đó phải chạy đi chạy lại để hạ container. Sau khi Hải quan chi cục 1 chấp nhận hồ sơ, nhân viên chạy lệnh phải chạy xuống cảng nhưng container hàng của doanh nghiệp đang nằm ở Tân Vũ. Nhân viên chạy lệnh phải chạy từ Hải quan chi cục 1 đến tận Tân Vũ (hơn 10km) để hạ container xuống. Hạ container xong rồi, phải chờ Hải quan đến, thời gian chờ phải mất  2 – 3 tiếng. Hải quan kiểm hàng xong, mang bộ hồ sơ đó về Hải quan chi cục 1. Nhân viên chạy lệnh đó lại phải theo Hải quan về chi cục để xem bộ hồ sơ đó có được hay không. Nếu được rồi thì mới lấy được mã vạch, lấy được mã vạch rồi lại tiếp tục quay xuống Tân Vũ lần nữa để làm thủ tục với cảng, lấy lệnh đưa cho lái xe để lấy hàng.

Như vậy, 1 ngày làm việc cật lực nhân viên chạy lệnh chỉ có thể làm được 2 đến 3 bộ hồ sơ. Do vậy, những công ty làm dịch vụ phải thu đến 1,2 triệu đồng để trả lương cho nhân viên chạy lệnh và cả bộ phận văn phòng ngồi phục vụ nhân viên đó.

Bất cập ở đây là các chi cục Hải quan quá rời rạc, nằm rải rác đến hàng chục km, gây cho doanh nghiệp mất năng suất. Dẫn đến nhân viên chạy lệnh làm việc không năng suất.

Có thể bạn quan tâm

  • Lần đầu tiên xuất khẩu Hải Phòng đạt trên 10 tỷ USD

    Lần đầu tiên xuất khẩu Hải Phòng đạt trên 10 tỷ USD

    06:00, 17/12/2018

  • Hải Phòng: Nguồn thu ngân sách doanh nghiệp FDI còn yếu

    Hải Phòng: Nguồn thu ngân sách doanh nghiệp FDI còn yếu

    05:04, 15/12/2018

  • Thu hút FDI Hải Phòng tăng mạnh nhờ hàng loạt dự án tăng vốn

    Thu hút FDI Hải Phòng tăng mạnh nhờ hàng loạt dự án tăng vốn

    11:00, 14/12/2018

Tính riêng tại Hải Phòng, phải có đến hàng nghìn công ty làm dịch vụ logistics, với lượng nhân lực lên đến hơn 10.000 người. Nếu Hải quan quy vào một khu, 1 chỗ, lực lượng chạy lệnh làm dịch vụ chỉ cần 200 người là có thể giải quyết được hết công việc của toàn miền Bắc.

Đó còn chưa kể, thủ tục Hải quan điện tử hiện đang rất…nửa vời. Nếu áp dụng Hải quan điện tử, tất cả hồ sơ được scan qua phần mềm khai báo Hải quan thì doanh nghiệp chỉ việc tới Hải quan để xác nhận bộ hồ sơ đó được chấp nhận hay không chấp nhận. Nhưng hiện tại, Hải quan điện tử vẫn phải khai báo, vẫn phải làm tất cả các thủ tục, vẫn phải mang từng ấy giấy tờ (bản cứng) đến hải quan (CO, xuất xứ…).

Như thế này vừa mất công, mất thời gian cho doanh nghiệp. Chưa kể bộ hệ thống máy chủ liên tục nâng cấp, liên tục nghẽn mạng, doanh nghiệp ngồi làm thủ tục rất lâu.

Như vậy, chẳng cần đâu xa, chỉ cần “thông” ngay điểm nghẽn án ngữ - thủ tục Hải quan đã giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Logistics tại sao đắt, đắt ở đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO