“Lối thoát” nào cho Vietnam Airlines: Đã sẵn sàng nguồn lực

Diendandoanhnghiep.vn Ông NGUYỄN CHÍ THÀNH, Tổng giám đốc SCIC cho biết, thời điểm này, SCIC đã sẵn sàng cho việc đầu tư vào Vietnam Airlines.

LTS: SCIC khẳng định sẽ mua cổ phần phát hành cho cổ đông hiện hữu của Vietnam Airlines (VNA) trước đề xuất của VNA xin tăng vốn để bổ sung nguồn lực phục hồi và xin Nhà nước hỗ trợ vay vốn tối đa 12.000 tỉ đồng.

Ông Thành khẳng định: Nhà nước tham gia vào Vietnam Airlines với vai trò chủ sở hữu. Căn cứ vào phương án kinh doanh của công ty đó, các cổ đông sẽ quyết định việc tăng vốn. Bởi vậy, cổ đông nhà nước có quyền quyết định tăng vốn thông qua SCIC. SCIC trong trường hợp này với tư cách là nhà đầu tư của Chính phủ thay mặt nhà nước thực hiện vai trò cổ đông, vai trò đại diện chủ sở hữu mua cổ phần của cổ đông nhà nước tham gia tăng vốn tại Vietnam Airlines.

- Nhưng SCIC không phải là cơ quan đại diện vốn nhà nước tại VNA, thưa ông?

Đúng vậy! SCIC chưa phải là cơ quan đại diện trực tiếp làm chủ sở hữu vốn nhà nước tại Vietnam Airlines mà là Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ủy ban quản lý vốn đã chỉ đạo Vietnam Airlines và SCIC xây dựng Đề án tái cơ cấu Vietnam Airlines và báo cáo Ủy ban quản lý vốn, báo cáo Chính phủ để đảm bảo tăng vốn là một những giải pháp để thực hiện tái cơ cấu VNA.

Đề án tái cơ cấu tổng thể Vietnam Airlines sẽ trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định trước khi có phương án tăng vốn của VNA.

- Bên cạnh tài chính, về mặt nhân sự, kinh nghiệm quản lý, quản trị, SCIC có thể hỗ trợ VNA như thế nào, thưa ông?

Vấn đề này phụ thuộc vào đề án tái cơ cấu. Nhưng với cơ chế nào, chúng tôi đều có thể hỗ trợ VNA cả về nhân sự chuyên môn, về kinh nghiệm quản lý tài chính và kết nối các mối quan hệ hợp tác quốc tế. SCIC cũng từng có thời gian quản lý vốn và quản lý Jetstar, với sự hợp tác của cổ đông nước ngoài. Chúng tôi tin có thể phát huy được những mặt tích cực đã có.

 Tăng vốn là một những giải pháp thực hiện tái cơ cấu Vietnam Airlines.

Tăng vốn là một những giải pháp thực hiện tái cơ cấu Vietnam Airlines.

- Với nguồn lực của SCIC hiện nay thì khả năng có thể tham gia tăng vốn đến đâu ở VNA, thưa ông?

Theo nhu cầu tăng vốn mà VNA xây dựng, doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung hơn chục nghìn tỷ đồng thông qua 2 nguồn tái cấp vốn và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. VNA tăng vốn bao nhiêu, sẽ phụ thuộc vào nguồn tái cấp vốn ở mức độ nào. Hai phương án này có mối quan hệ biện chứng, nhân quả, bởi tăng vốn lên nhiều thì khả năng vay vốn cũng được nhiều hơn.

Hơn nữa, vốn điều lệ tăng lên thì chi phí vốn sẽ giảm bớt, giúp doanh nghiệp chủ động hơn so với sử dụng vốn vay.

- Theo ông, nhìn rộng hơn về nhu cầu tháo các nút thắt cho đầu tư ở khu vực doanh nghiệp nhà nước cần phát huy các nguồn lực đầu tư như thế nào?

Việc thúc đẩy đầu tư của khu vực DNNN, có tầm quan trọng và cần thiết không còn phải bàn cãi nữa. Nội dung này đã được thể hiện tại các nghị quyết của Đảng, các văn kiện của Đảng, dự thảo văn kiện đại hội 13 và các chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm. Rõ ràng, đầu tư của nhà nước vào DNNN là rất cần thiết vì đây là các lĩnh vực Nhà nước tạo động lực cho nền kinh tế, ví dụ về cơ sở hạ tầng, viễn thông, năng lượng, những lĩnh vực công nghệ mới… chắc chắn, phải có sự đầu tư của nhà nước, tạo vốn mồi thu hút các nguồn lực xã hội. Để giải phóng, thúc đẩy đầu tư ở khu vực DNNN, tôi thấy 3 vấn đề lớn phải xem xét:

Một là, sửa đổi các quy định pháp luật để phục vụ cho các hoạt động đầu tư nhà nước và tạo tính chủ động cho DNNN trong hoạt động đầu tư.

Hai là, tăng quy mô vốn đồng thời có quỹ đầu tư của Chính phủ trong những lĩnh vực chuyên ngành như năng lượng, viễn thông, dầu khí, cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, nông nghiệp... tạo ra các dự án, tạo vốn mồi, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp khác để cùng nhà nước thực hiện hoạt động đầu tư.

Thứ ba, phải có cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, đãi ngộ, lương thưởng cho những nhân sự, gánh trách nhiệm trong doanh nghiệp nhà nước, tạo động lực cho họ, sử dụng hết chất xám để họ phát huy trong chỉ đạo DN trong hoạt động đầu tư.

- Xin cảm ơn ông!

Được biết, ngay sau khi Quốc hội xem xét, thảo luận và bấm nút cho phép triển khai, SCIC sẽ lập tức bắt tay vào tiến trình mua lại cổ phần của VNA.

Theo tính toán của Hiệp hội hàng không thế giới (IATA), một việc làm tại hãng hàng không tạo ra 24 việc làm trong các ngành nghề liên quan khác. Tổng gói hỗ trợ về tài chính của các chính phủ trên thế giới cho các hãng hàng không đã lên tới 123 tỷ USD thông qua vai trò quản lý nhà nước như: Trợ cấp trả lương lao động, khuyến khích bay; miễn giảm thuế, phí; điều tiết về tần suất khai thác, ban hành giá sàn...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Lối thoát” nào cho Vietnam Airlines: Đã sẵn sàng nguồn lực tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714036152 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714036152 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10