Long đong nghề muối ở Nghệ An – Bài 2: Làm sao để phát triển bền vững?

HỒNG QUANG 06/09/2023 01:17

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, chất lượng và đầu ra sản phẩm đang trở thành những thách thức không hề nhỏ đối với ngành nghề làm muối truyền thống ở Nghệ An…

Nghệ An được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triền ngành nghề làm muối

Nghệ An được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triền ngành nghề làm muối

Cùng với đó, nỗi khổ của diêm dân cũng đã nói lên thực trạng nghề làm muối truyền thống trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Vấn đề này đang đặt ra cho tỉnh Nghệ An phải sớm hiện thực hoá các chủ trương về hoạch định, đối sách mang tầm chiến lược nhằm bảo tồn, phát triển nghề làm muối truyền thống theo hướng phát triển bền vững.

Đánh thức tiềm năng

Muối là một trong những mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân; đồng thời là nguyên liệu quan trọng cho một số ngành công nghiệp như: Hóa chất, chế biến thủy hải sản, thực phẩm, y tế… Chính vì vậy, nghề làm muối được đánh giá là ngành nghề rất quan trọng, là thứ tự ưu tiên hàng đầu để Việt Nam tập trung đầu tư phát triển.

>>Long đong nghề muối ở Nghệ An – Bài 1: Diêm dân “bỏ ruộng, bỏ nghề”?

Là địa phương có đường bờ biển dài 82km cùng khí hậu nắng nóng với nền nhiệt độ cao và độ ẩm thấp, Nghệ An có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh nghề làm muối. Đây cũng là địa phương có nhiều huyện, thị nằm ven biển, bao gồm: Cửa Lò, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hoàng Mai, Quỳnh Lưu; trong đó, Quỳnh Lưu và Diễn Châu là 2 địa danh rất nổi tiếng với nghề làm muối truyền thống bằng phương pháp thủ công phơi cát.

Cụ thể, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 12 làng nghề sản xuất muối truyền thống thì có 9 làng nghề là nằm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và 3 làng nghề nằm ở huyện Diễn Châu với tổng diện tích đất quy hoạch sản xuất muối là hơn 772ha.

Không chỉ nắm giữ những ưu thế về “thiên thời, địa lợi” để phát triển nghề muối, trong những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An cùng sở, ngành có liên quan đều rất quan tâm, hỗ trợ hết sức nhằm duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống này.

Thời gian tới, Nghệ An sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp hạ tầng thủy lợi, giao thông trên các cánh đồng muối

Thời gian tới, Nghệ An sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp hạ tầng thủy lợi, giao thông trên các cánh đồng muối

Đơn cử như, thời gian gần đây, tỉnh đã kêu gọi được một số doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất muối và đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có 5 cơ sở chế biến muối trên địa bàn, bao gồm: Công ty muối Hakamatsu liên doanh Nhật Bản, Công ty muối Nghệ An, Công ty muối Vĩnh Ngọc, Công ty Vĩnh Ngọc và Công ty TNHH Abaca Việt Nam.

Nhờ vậy, trung bình mỗi năm, các doanh nghiệp trên đã thu mua, bao tiêu khoảng 40.000 tấn muối thô cho bà con diêm dân và có khoảng 20.000 tấn muối tinh xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào,…

>>Cách nào vực dậy nghề muối?

Bên cạnh đó, nhận thấy tiềm năng của Nghệ An, nhiều doanh nghiệp khác cũng đã “đổ bộ” về đầu tư, nghiên cứu sản xuất thành công những sản phẩm muối có giá trị dinh dưỡng cao, những sản phẩm làm đẹp, sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho cộng đồng được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao…

Bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất cùng mục tiêu duy trì, phát triển bền vững ngành nghề truyền thống đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối các cấp ngành, chính quyền tỉnh Nghệ An.

>>Hà Tĩnh: Đổi mới sản xuất để phát triển nghề muối truyền thống bền vững

Đó không đơn giản chỉ là đổi mới phương thức sản xuất theo hướng đồng bộ, hiện đại mà còn phải đưa những phương án, giải pháp thiết thực, mang tính chiến lược lâu dài; vừa mang lại hiệu quả kinh tế, lợi ích thiết thực cho bà con diêm dân, vừa khôi phục, phát triển làng nghề làm muối truyền thống có từ bao đời nay.

Dựa trên cơ sở đó, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành đề án “Nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2023-2030” để quyết tâm bảo tồn và phát triển nghề sản xuất muối cổ truyền theo hướng hiệu quả, bền vững. Từ đó, góp phần giải quyết tình trạng diêm dân “bỏ ruộng, bỏ nghề”, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân làm muối.

Bảo tồn và đưa nghề muối phát triển bền vững là mục tiêu trọng tâm mà các cấp, ngành tỉnh đặt ra trong những năm tiếp theo

Bảo tồn và đưa nghề muối phát triển bền vững là mục tiêu trọng tâm mà các cấp, ngành tỉnh đặt ra trong những năm tiếp theo

Theo đó, về mục tiêu cụ thể, tỉnh Nghệ An sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp hạ tầng thủy lợi, giao thông trên các cánh đồng muối, giúp cho việc đi lại, vận chuyển, mua bán trao đổi sản phẩm của diêm dân được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, tổ chức lại sản xuất nghề muối gắn với du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm nhằm tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho bà con diêm dân.

Không chỉ vậy, để nghề muối truyền thống phát triển bền vững ngoài các yếu tố trên còn cần phải tăng cường tổ chức sản xuất muối theo chuỗi, trong đó xây dựng được các mô hình liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ, phân phối và xuất khẩu muối với các tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác. Đồng thời, phát triển mô hình sản xuất muối sạch giàu khoáng chất so với phương pháp truyền thống, nâng cao chất lượng, sản lượng để đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng cũng như xuất khẩu ra thị trường nước ngoài…

Được biết, đề án cũng nêu rõ, phấn đấu đến năm 2025, tổng sản lượng muối sản xuất trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ đạt khoảng 70.000 tấn. Đồng thời, hoàn thiện việc xây dựng và phát triển các tour du lịch trải nghiệm sản xuất muối truyền thống, sản xuất muối sạch, chế biến các sản phẩm từ muối theo thị hiếu khách du lịch.

Tại Nghệ An, để làm ra hạt muối bằng phương pháp thủ công phơi cát truyền thống, người “diêm dân” sẽ dùng cát mịn đã qua sàng lọc kỹ lưỡng hòa với nước biển, cho cát ngấm mặn và lượng muối bám trong cát mặn sẽ được lọc để thu được nước chạt (nước biển có độ mặn cao có thể kết tinh để tạo thành muối). Cuối cùng, người dân dựa vào ánh nắng mặt trời phơi khô để muối được kết tinh.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ An: Loạt xe tải trọng lớn “trẩy hội… ăn đất” ở đập Hủng Cốc?

    Nghệ An: Loạt xe tải trọng lớn “trẩy hội… ăn đất” ở đập Hủng Cốc?

    02:30, 04/09/2023

  • “Đòn bẩy” để Nghệ Anp/bứt tốc thu hút vốn FDI

    “Đòn bẩy” để Nghệ An bứt tốc thu hút vốn FDI

    13:35, 31/08/2023

  • Nghệ An: Tiềm năng, lợi thế hấp dẫn nhà đầu tư

    Nghệ An: Tiềm năng, lợi thế hấp dẫn nhà đầu tư

    06:00, 30/08/2023

  • Doanh nghiệp FDI đến từ Singapore “bén rễ” trên đất Nghệ An

    Doanh nghiệp FDI đến từ Singapore “bén rễ” trên đất Nghệ An

    14:59, 29/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Long đong nghề muối ở Nghệ An – Bài 2: Làm sao để phát triển bền vững?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO