Lỏng lẻo trong quản lý đất rừng

Diendandoanhnghiep.vn Tình trạng ngang nhiên lấn chiếm đất rừng phòng hộ, xây dựng trái phép trên đất rừng đang diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Dư luận từng xôn xao trước những sai phạm tại hồ Đồng Đò (thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn) được quy hoạch làm khu du lịch sinh thái với diện tích mặt hồ 60 ha và diện tích rừng thông rộng lớn. Do vị trí đẹp nên tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất ở đây diễn ra hết sức phức tạp.

Tình trạng xây dựng nhà hàng, biệt thự trên đất lâm nghiệp tại Sóc Sơn đã diễn ra nhiều năm nay

Tình trạng xây dựng nhà hàng, biệt thự trên đất lâm nghiệp tại Sóc Sơn đã diễn ra nhiều năm nay

Hàng loạt sai phạm

Theo phản ánh của người dân địa phương, toàn bộ khu vực này nằm trong diện quy hoạch rừng phòng hộ nhưng nhiều cá nhân ở nơi khác đến đây mua đất, lấn hồ rồi tiến hành xây dựng trái phép nhiều biệt thự, khu nghỉ dưỡng. Được biết, tình trạng xây dựng nhà hàng, biệt thự trên đất lâm nghiệp tại Sóc Sơn đã diễn ra nhiều năm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm gây bức xúc dư luận.

Tương tự, tình trạng “băm nát” đất rừng cũng diễn ra hàng loạt tại huyện đảo Phú Quốc. Theo thống kê chỉ 3 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn huyện Phú Quốc đã có hơn 540 công trình xây dựng không phép, sai phép, đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ bị “xẻ thịt”, lấn chiếm.

Hiện tượng xây dựng vi phạm hành lang bờ biển, lấn chiếm lộ giới, xây dựng không phép, sai phép, sai mật độ, hành vi lấn chiếm đất rừng, bao chiếm đất do Nhà nước quản lý vẫn được diễn ra công khai. 

Nhiều khu đất rừng phòng hộ với quy mô lớn (cả ngàn m2) ở những vị trí nhạy cảm như xã Cửa Dương, (huyện Phú Quốc, Kiên Giang) đã bị nhiều hộ dân bất chấp sai phạm, san ủi để xây dựng resort, mua bán, cho thuê, san lấp xây tường rào chiếm giữ đất trái phép, trục lợi cá nhân.

Trên địa bàn ấp Ông Lang - điểm nối giữa trung tâm hành chính huyện Phú Quốc với các dự án du lịch lớn đang được triển khai. Tuy chỉ trên một phạm vi nhỏ với chiều dài chỉ vài trăm mét nhưng nơi đây mọc lên hàng loạt các nhà hàng, resort lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ biển..

Cũng theo nhiều người dân, hàng loạt các công trình biệt thự resort tại đây đa số là xây dựng tự phát.

Chính quyền quản lý lỏng lẻo?

Sau thời gian dài tình trạng “xẻ thịt” đất rừng, san lấp, phân lô bán nền trên địa bàn xã Cửa Dương, Cửa Cạn, An Thới, Dương Đông, Hàm Ninh, Dương Tơ (huyện Phú Quốc)… diễn ra khá rầm rộ nhưng điều kì lạ là chính quyền địa phương không hề hay biết.

Nhiều mảnh đất trồng cây lâu năm được san lấp, phân lô bán nền trên địa bàn huyện Phú Quốc

Nhiều mảnh đất trồng cây lâu năm được san lấp, phân lô bán nền trên địa bàn huyện Phú Quốc

Nhiều mảnh đất trồng cây lâu năm được san lấp, phân lô bán nền tại xã Cửa Dương có dấu hiệu sai phạm nhưng chính quyền địa phương không quản lý, giám sát.

Trả lời báo chí, đại diện UBND huyện Phú Quốc cho rằng “do địa bàn rộng, lực lượng mỏng nên không quản lý xuể”…

Còn tại Sóc Sơn, ngày 22/10/2018, Thanh tra TP Hà Nội phải lên tiếng công bố chính thức tổ chức thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, tập trung chủ yếu vào 2 xã Minh Phú và Minh Trí.

Tại kết luận số 754/TTCP ngày 17/4/2006 của Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn. Chủ yếu những sai phạm này bắt nguồn từ việc buông lỏng quản lý của chính quyền các cấp có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc quản lý và bảo vệ rừng.

Mặc dù pháp luật trước kia (khi chưa có Luật Lâm nghiệp) cho phép chuyển nhượng đất rừng nhưng cũng quy định rõ chỉ được chuyển nhượng cho người tại chỗ chứ không phải ở nơi khác tới, và đặc biệt nghiêm cấm việc biến đất rừng thành thổ cư, xây dựng nhà ở và các loại công trình khác. Mọi quy định đều rất rõ ràng nhưng sai phạm vẫn xảy ra hàng loạt.

Để siết chặt hoạt động trên, mới đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp, trong đó cần tiếp tục cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của từng nhóm chủ thể có liên quan đến công tác quản lý rừng.

Đẩy mạnh việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền địa phương các cấp và chủ rừng theo quy định tại Quyết định số 7/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng. Cùng với đó là tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời phát hiện và đấu tranh, xử lý nghiêm đối với các sai phạm trong thực hiện các dự án chuyển đổi rừng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lỏng lẻo trong quản lý đất rừng tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713970419 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713970419 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10