Vì sao Chính phủ phải thanh tra toàn diện đất rừng Sóc Sơn?

Huyền Trang 30/11/2018 13:01

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo công tác thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Văn phòng Chính phủ cho biết, trong những ngày vừa qua, nhiều báo có bài viết phản ánh tình trạng các công trình xây dựng vi phạm trên đất rừng phòng hộ tại nhiều xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội gây bức xúc dư luận.

Có thể bạn quan tâm

  • 'Xẻ thịt' đất rừng Sóc Sơn: Quyết không để tồn tại công trình vi phạm

    15:15, 31/10/2018

  • Vi phạm xây dựng của một loạt doanh nghiệp ở Sóc Sơn: Cần xử lý với tinh thần kiến tạo

    07:02, 03/12/2017

  • Các doanh nghiệp ở Sóc Sơn đề nghị một “lộ trình” có được giải quyết?

    13:20, 02/12/2017

Về việc này, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an khẩn trương báo cáo kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý sau thanh tra đất rừng huyện Sóc Sơn tại Văn bản số 2664/VPCP ngày 22/5/2006 của Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/12/2018.

Đồng thời, Phó thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo công tác thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, đảm bảo kết luận đầy đủ, chính xác, khách quan và xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/2/2019.

Nhiều công trình bất động sản, biệt thự lớn được xây trên diện tích đất rừng tại Sóc Sơn.

Nhiều công trình bất động sản, biệt thự lớn được xây trên diện tích đất rừng tại Sóc Sơn.

Nhiều tháng qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến tình trạng mua gom, chiếm dụng đất rừng phòng hộ Sóc Sơn để xây biệt phủ, khu du lịch, nhiều nhất tại 2 xã Minh Phú và Minh Trí. Lãnh đạo địa phương không thừa nhận thực trạng mà cho rằng những công trình kiên cố chỉ là nhà tạm.

Đầu tháng 10/2018 sai phạm của huyện Sóc Sơn trong việc cấp 229 “sổ đỏ” cho hộ nhận khoán hoặc nhận chuyển nhượng đất lâm trường. Huyện này còn buông lỏng quản lý khiến rừng bị “xẻ thịt”.

Những vi phạm đất rừng diễn ra chủ yếu tại khu vực hồ Đồng Đò (xã Minh Trí) và thôn Lâm Trường (xã Minh Phú). Tại hai khu vực trên, hàng trăm công trình, bao gồm cả những tổ hợp xây dựng lớn được mọc lên trong nhiều năm qua trên tổng diện tích ước tính khoảng 11ha. Các vi phạm đều là do người dân tự ý chuyển nhượng cho các chủ đầu tư, trên cơ sở xác nhận của chính quyền xã.

Thống kê mới nhất của UBND huyện Sóc Sơn cho thấy, tại thôn Minh Tân (xã Minh Trí) và thôn Lâm Trường (xã Minh Phú) hiện có tổng số 45 trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng. Toàn bộ những vi phạm này đều diễn ra trên khu vực đất nằm chồng lấn với Quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2234/QĐ-UBND ngày 11/6/1998.

Trên báo chí Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn, do chồng lấn quy hoạch theo Quyết định 2234 của UBND TP Hà Nội nên toàn bộ các hộ dân thôn Minh Tân (xã Minh Trí) đều chưa được cấp sổ đỏ. Do đó, việc tự ý chuyển nhượng đất rừng của các hộ là sai. Trong những sai phạm này, UBND các xã có trách nhiệm rất lớn khi không kiểm tra, giám sát mà vẫn ký các quyết định cho phép chuyển nhượng.

Sau đó, UBND Hà Nội chính thức có quyết định thanh tra toàn diện quá trình quản lý, sử dụng đất rừng, trật tự xây dựng từ 2008 đến nay tại hai xã Minh Phú và Minh Trí thuộc huyện Sóc Sơn. Thời gian thanh tra là 45 ngày.

Thực tế, vi phạm đất rừng tại huyện Sóc Sơn đã được xác định từ tháng 4/2006. Thời điểm đó, Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận số 754/TTCP về những sai phạm trong quản lý đất rừng tại đây. Trước đó, năm 2005, Thanh tra TP Hà Nội cũng đã có Kết luận số 301/BC-TTTP-P3 kiến nghị, đề xuất xử lý vi phạm. Tuy nhiên, sau 12 năm, UBND huyện Sóc Sơn vẫn chưa thực hiện đầy đủ các kết luận nêu trên. Liên quan tới câu hỏi về việc vì sao kết luận thanh tra đã có từ rất lâu, nhưng địa phương không thực hiện, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn cho biết là do “đang chờ điều chỉnh quy hoạch đất rừng theo Quyết định số 2234 và xác minh nguồn gốc đất”.

Ngày 26/10, ông Nguyễn Văn Hân, Chủ tịch UBND xã Minh Phú bị đình chỉ công tác trong 30 ngày để huyện tập trung chỉ đạo giải quyết 18 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.

Trong phiên thảo luận cùng ngày tại Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc cũng đề cập đến vấn đề nảy sinh ở rừng phòng hộ Sóc Sơn. Theo ông, vấn đề này cho thấy bộ máy chính quyền ở địa phương phải chịu trách nhiệm. Ông đề nghị phải xử lý cán bộ quản lý nặng hơn nhiều lần so với xử lý vi phạm của người dân.

Khi báo chí đưa tin về những vi phạm này, tình trạng xây dựng trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn vẫn tiếp diễn.
Ngày 30/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các đơn vị liên quan phải xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Sóc Sơn. Với 27 công trình vi phạm mới ở rừng đặc dụng, ông Chung yêu cầu Sở NN&PTNT và huyện Sóc Sơn phải ra quyết định cưỡng chế vi phạm trong tháng 12, không được để công trình vi phạm mới nào tồn tại.

Trước đó, vào năm 2006, Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm sau khi kiểm tra việc quản lý sử dụng đất rừng tại Lâm trường Sóc Sơn và 9 xã như Minh Phú, Minh Trí, Hiền Ninh, Phù Linh...
Tại khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn, cơ quan chức năng thống kê có hơn 650 hộ xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 ha. Trong số này, gần 80 nhà kiên cố, nhà sàn mọc lên; 26 trường hợp xây dựng theo mô hình trang trại, xưởng sản xuất.

Gần đây nhất, qua kiểm tra 28 trường hợp xây dựng trên địa bàn thôn Minh Tân, xã Minh Trí, cơ quan chức năng đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính với 12 trường hợp "tự ý chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp"; 16 trường hợp còn lại được chính quyền huyện báo cáo "đã xây dựng từ những năm trước và sử dụng ổn định".

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao Chính phủ phải thanh tra toàn diện đất rừng Sóc Sơn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO