Luật chăn nuôi: Không siết điều kiện chăn nuôi nông hộ

Hồng Hương 19/11/2018 17:52

Chiều 19/11, Quốc hội thông qua Luật Chăn nuôi với tỷ lệ 93,61% ĐBQH biểu quyết tán thành. Luật này gồm 8 chương, 83 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.

Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cho hay có ý kiến ĐBQH đề nghị nghiên cứu quy định điều kiện chăn nuôi nông hộ cho chặt chẽ hơn vì đây là hình thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta hiện nay. Hình thức này có tác động lớn đến môi trường, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.

Luật không siết điều kiện chăn nuôi nông hộ

Luật không siết điều kiện chăn nuôi nông hộ

“UBTVQH nhận thấy, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, thời gian qua số lượng hộ chăn nuôi đã giảm mạnh và có xu hướng giảm nữa. Hơn nữa, chăn nuôi nông hộ chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, do đó, để bảo đảm sinh kế của người dân, dự thảo Luật quy định chăn nuôi nông hộ tại Điều 56 và yêu cầu về xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ tại Điều 60 là phù hợp” – ông Dũng nói.

Có ý kiến ĐBQH đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người, vùng miền núi khó khăn... Ủy ban TVQH đã tiếp thu ý kiến nêu trên và bổ sung vào quy định của Luật.

Có ý kiến ĐBQH đề nghị làm rõ trách nhiệm xử lý chất thải chăn nuôi thuộc về tổ chức, cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi hay tổ chức, cá nhân sở hữu vật nuôi.

Về nội dung này, Dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi có trách nhiệm trong việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải, khí thải và tiếng ồn phát ra từ hoạt động chăn nuôi.

Có ý kiến ĐBQH đề nghị xem xét, bổ sung một điều về quản lý chăn nuôi hươu sao vì đây là đối tượng vật nuôi đang được quản lý bởi các văn bản dưới luật, giống như chim yến và ong mật, đã được thuần dưỡng, gây nuôi lâu đời với số lượng lớn và đem lại giá trị kinh tế cao ở một số địa phương.

“Về vấn đề này, Ủy ban TVQH thấy rằng hươu sao được quản lý tại Danh mục động vật rừng thông thường theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Tuy nhiên, hươu sao đang được xem xét đưa ra khỏi Danh mục này khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực vào ngày 01/01/2019. Do đó, tiếp thu ý kiến xác đáng của ĐBQH, Dự thảo Luật bổ sung Điều 67 về quản lý chăn nuôi hươu sao”, ông Dũng nói.

Chiều cùng ngày, với 93,81% ĐBQH có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Trồng trọt. Luật này gồm 7 chương, 85 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2020.

Quốc hội đồng thời thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam với 96,29% ĐBQH có mặt tán thành với 467 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,29% tổng số đại biểu Quốc hội. Luật cũng xác định ngày 28 tháng 8 hằng năm là Ngày truyền thống của Cảnh sát biển Việt Nam. Luật Cảnh sát biển Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/ 7/ 2019.

Có thể bạn quan tâm

  • Phải xử lý triệt để chất thải trong chăn nuôi và trồng trọt

    Phải xử lý triệt để chất thải trong chăn nuôi và trồng trọt

    18:00, 16/11/2018

  • Cân nhắc quy định cấm chăn nuôi nội đô

    Cân nhắc quy định cấm chăn nuôi nội đô

    11:15, 16/11/2018

  • Lập nghiệp thành công nhờ chăn nuôi đa dạng với doanh thu trên 2,3 tỷ đồng

    Lập nghiệp thành công nhờ chăn nuôi đa dạng với doanh thu trên 2,3 tỷ đồng

    04:05, 10/11/2018

  • Luật Chăn nuôi: hướng tới đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    Luật Chăn nuôi: hướng tới đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    18:15, 07/11/2018

  • Bổ sung quy định về kiểm tra nhà nước đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi

    Bổ sung quy định về kiểm tra nhà nước đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi

    17:35, 07/11/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Luật chăn nuôi: Không siết điều kiện chăn nuôi nông hộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO