Luật Hợp tác xã nhìn từ vụ Saigon Co.op

Diendandoanhnghiep.vn Trao đổi với DĐDN, Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh câu chuyện vấn đề góp vốn vào mô hình hợp tác xã đang bộc lộ nhiều bất cập và cần đến sự sửa đổi toàn diện.

Mới đây, cơ quan điều tra Công an TP HCM đã tiếp nhận hồ sơ của UBND quận 8 và UBND quận 11 về sự việc có dấu hiệu vi phạm trong việc góp vốn của HTX Tiêu dùng phường 14, quận 8 và HTX Thương mại và Dịch vụ quận 11 vào Liên hiệp HTX Thương mại thành phố (Saigon Co.op). Theo đó, HTX Tiêu dùng phường 14 và HTX Thương mại và dịch vụ quận 11 bị cho là có dấu hiệu vi phạm khi góp “chui” gần 600 tỉ đồng vào Saigon Co.op.

-Ông đánh giá như thế nào về vụ việc? Thưa ông, nguyên nhân nào dẫn đến câu chuyện này?

Hiện nay câu chuyện vốn góp của Saigon Co.op chưa thể đánh giá là đúng hay sai bởi việc thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã sử dụng vốn vay, vốn uỷ thác để góp vốn thuộc vào vùng “mờ” của Luật Hợp tác xã.

Hay nói cách khác, chưa có quy định minh thị rõ ràng của Luật Hợp tác xã 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành điều chỉnh đến vấn đề vốn góp này.

Nguyên nhân dẫn đến sự bất cập trong hành lang pháp lý về góp vốn vào mô hình hợp tác xã là do hệ thống văn bản pháp luật về góp vốn hợp tác xã chưa thống nhất, chưa được làm rõ và còn thiếu nhiều quy định cụ thể.

Đặc biệt, quy định về cơ chế tài chính trong luật hợp tác xã không minh thị liên quan đến: (i) vốn, (ii) chế độ sở hữu tài sản và (iii) phân phối thu nhập.

Hiện nay, trong hệ thống các văn bản pháp luật, cũng chưa có hướng dẫn cụ thể từ các bộ, ngành về vấn đề trên.

-Ông có thể phân tích rõ hơn những bất cập trong các quy định của pháp luật về góp vốn, quyền chi phối đối với HTX, thưa ông?

Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 của Luật Hợp tác xã 2012 “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên, hợp tác xã thành viên.

Trường hợp huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ”.

Quy định này tạo nên sự cản trở không cần thiết đối với mục tiêu mở rộng quy mô của các HTX. Theo luật hợp tác xã quốc tế, nguyên tắc “tự nguyện và mở rộng” là nguyên tắc quan trọng, nghĩa là HTX chào đón tất cả mọi người có nhu cầu sử dụng dịch vụ của HTX. Việc mở rộng thành viên sẽ tạo nguồn lực cho sự phát triển quy mô, tính hiệu quả và gia tăng giá trị trong hoạt động của HTX.

Thứ hai, theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật Hợp tác xã 2012, sự chênh lệch giữa thu và chi trong hoạt động của HTX sẽ tạo thành thu nhập. Thu nhập này sẽ được trích lập các quỹ theo tỷ lệ quy định; phần còn lại sẽ phân phối lại cho thành viên.

Mức độ trích lập vào các quỹ hiện tại chỉ bị ràng buộc ở mức tối thiểu là 20% đối với quỹ đầu tư phát triển, 5% đối với quỹ dự phòng tài chính. Nghĩa là có thể dùng đến 75% thu nhập để phân phối cho các thành viên.

Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, nguồn thu nhập này cần được ưu tiên cho việc trích lập vào quỹ phát triển để mở rộng quy mô HTX, bởi mục đích của thành viên hướng đến là lợi ích từ dịch vụ của HTX chứ không phải lợi nhuận.

Khi HTX phát triển, thành viên cũng theo đó sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn. Nếu tỷ lệ thu nhập dùng để phân phối quá lớn, HTX không có nguồn lực nội tại để phát triển và cũng dễ đi chệch hướng sang mô hình của doanh nghiệp. Lúc này, các thành viên tham gia HTX chủ yếu vì lợi nhuận chứ không phải lợi ích kinh tế.

Ngoài ra, chưa có sự tách biệt giữa quản trị HTX và kinh doanh, tăng vốn chủ yếu từ vốn góp của thành viên.

Tại Việt Nam HTX được coi là một mô hình dịch vụ công cộng không phải một mô hình kinh doanh, nên tại Việt Nam mô hình này được quy định riêng bởi Luật Hợp tác xã. Điều này cũng là cơ sở tạo ra lỗ hổng cho các quy định pháp luật về góp vốn, quyền chi phối đối với HTX.

-Vậy, làm thế nào để sửa đổi những điều này, thưa ông?

Về lâu dài, để mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, cần sửa đổi hành lang pháp lý đối với loại hình hợp tác xã.

Theo đó, cần hoàn thiện về mặt pháp lý đối với mô hình hợp tác xã và các địa phương tăng cường quản lí nhà nước, đảm bảo hợp tác xã nhận được sự quản lí sát sao và chỉ đạo hiệu quả từ nhà nước. Hiện nay, quy định pháp luật đối với mô hình hợp tác xã còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập như: Hợp tác xã khó tiếp cận các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế; khó tiếp cận nguồn vốn, kể cả những chính sách hỗ trợ trong thời kì COVID 19; thiếu quy định về vấn đề kiểm toán trong hợp tác xã…

Cùng với đó, hợp tác xã cần thực hiện kiểm toán. Vì vậy, nhà nước cần có sự sửa đổi để tạo khung pháp lý rạch ròi, suôn sẻ cho hoạt động, vận hành của hợp tác xã; đồng thời tránh cho hợp tác xã sự thiệt thòi khi không được hưởng những chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần hoàn thiện quy định về mô hình quản trị hợp tác xã, nâng cao khả năng huy động cũng như tiếp cận vốn và các nguồn lực khác cho loại hình này; đẩy mạnh việc triển khai Luật Hợp tác xã 2012 để luật thực sự đi vào cuộc sống người dân.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật Hợp tác xã nhìn từ vụ Saigon Co.op tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714502445 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714502445 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10