Lương tối thiểu “ăn mòn” lợi nhuận doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Theo Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, tỷ lệ lương tối thiểu trên năng suất lao động đang tăng nhanh từ 25% năm 2007 lên 50% năm 2015 gây áp lực nên doanh nghiệp.

Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2018 với chủ đề "Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất” đã được tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 8/5.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Thị trường lao động “méo mó”

PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, sự méo mó trong tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) đang tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.

Trên phương diện so sánh quốc tế, NSLĐ của Việt Nam được đặt trong mối tương quan với các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Campuchia). Kết quả cho thấy, tới 2015, NSLĐ của 09 nhóm ngành của Việt Nam đều ở mức gần hoặc thấp nhất trong các nước kể trên.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo được coi là dẫn dắt cho nền kinh tế, có đóng góp cho xuất khẩu cao nhưng NSLĐ chưa cao. Trong khi đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn nằm trong số các ngành có mức NSLĐ thấp nhất nền kinh tế.

"NSLĐ của Việt Nam ở ba ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, vận tải, kho bãi và truyền thông hiện thấp nhất trong các nước so sánh, xếp sau cả Campuchia", báo cáo của Viện VEPR chỉ rõ.

Cùng với đó, năng suất của khu vực tài chính, bất động sản lại rất cao, cao hơn cả nhiều nước phát triển.

Ngoài ra, trong một thập niên gần đây năng suất của Việt Nam chủ yếu được cải thiện nhờ dịch chuyển cơ cấu. Vì thế, thị trường lao động linh hoạt có ý nghĩa quan trọng, nhưng điều này lại chưa được chú ý. 

Đặc biệt, báo cáo cũng chỉ ra năng suất lao động bình quân của Việt Nam tăng từ 38,64 triệu đồng/lao động/ năm vào năm 2006 lên mức 60,73 triệu đồng/ lao động/ năm năm 2017. Trong giai đoạn 2012-2017, năng suất lao động bình quân của toàn nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ bình quân 5,3%/năm và tăng trưởng cao nhất vào năm 2015 với tốc độ 6,49%. Nhìn chung, giá trị NSLĐ tổng hợp có xu hướng tăng với tốc độ khá nhanh qua các năm.

Tuy nhiên, tốc độ tăng lương trung bình năm (6,7%) vẫn vượt quá tốc độ tăng năng suất lao động (5%) trong giai đoạn 2004-2015 (đặc biệt sau năm 2009). Mối liên hệ giữa mức lương bình quân và NSLĐ thay đổi theo thời gian, loại hình sở hữu doanh nghiệp và theo ngành kinh tế.

Theo loại hình sở hữu, tăng trưởng tiền lương đã vượt mức tăng NSLĐ của các doanh nghiệp FDI, nhưng thấp hơn mức tăng NSLĐ của các doanh nghiệp nhà nước. Đối với doanh nghiệp tư nhân, tăng trưởng lương trung bình khá sát với mức tăng NSLĐ.

“Ăn mòn” lợi nhuận doanh nghiệp

Theo đó, chi phí tối thiểu mà các doanh nghiệp tại Việt Nam phải gánh chịu, bao gồm tổng lương tối thiểu và đóng góp bảo hiểm là rất cao, hiện đã gần chạm mức chi phí với Thái Lan hay Indonesia.

Hơn một thập kỷ gần đây, lương tối thiểu của Việt Nam đã tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng hai con số, tăng nhanh hơn các nước trong khu vực, trong khi năng suất lao động thấp hơn các nước láng giềng.

Cùng với đó, vấn đề lương tối thiểu tăng nhanh hơn năng suất lao động đã vi phạm nguyên tắc về lợi nhuận của doanh nghiệp. “Với trường hợp của Việt Nam, lương đang tăng nhanh hơn năng suất, làm “ăn mòn” lợi nhuận của doanh nghiệp”, TS Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh.

Cụ thể, tính toán cho thấy, từ năm 2007 đến năm 2015, tỷ lệ lương tối thiểu trên năng suất lao động đã tăng từ 25% lên 50%. Tại thời điểm năm 2015, tỷ lệ này của Việt Nam đã cao nhất khu vực, hơn Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan.

Do đó, PGS. Thành cho rằng đây là một mối lo ngại. Vì vậy, doanh nghiệp chậm phát triển, dẫn đến giảm thu hút lao động. Bên cạnh đó, vấn đề này còn làm suy giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài vấn đề lương tối thiểu tăng cao, ông Thành cũng đưa ra vấn đề mức bảo hiểm mà doanh nghiệp phải đóng cho người lao động cũng tăng cao trong thời gian qua.

"Đóng góp vào bảo hiểm của Việt Nam khá lớn, điều này có thể tạo khoảng trống thuế giữa người sử dụng lao động và người lao động", ông Thành nói.

PGS. TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng hai yếu tố trên là nguyên nhân khiến doanh nghiệp dễ rút khỏi thị trường lao động hoặc dẫn đến hiện tượng phi chính thức hoá thị trường lao động Việt Nam .

Do đó, Viện trưởng VEPR khuyến nghị việc điều chỉnh lương tối thiểu cần được thực hiện phù hơp với tăng trưởng năng suất lao động. Ông Thành cũng cho rằng lương tối thiểu nếu được xem là một chính sách bảo trợ xã hội sẽ không hiệu quả, thay vào đó, các chính sách phụ trợ nên được xem xét. Bên cạnh đó, Chính phủ cần lựa chọn thúc đẩy năng suất lao động như một mục tiêu quan trọng hàng đầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lương tối thiểu “ăn mòn” lợi nhuận doanh nghiệp tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714380248 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714380248 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10