Masan bỏ 110 triệu USD cho 31% cổ phần Phúc Long: Trả giá có quá đắt?

Diendandoanhnghiep.vn Masan chi 110 triệu USD (tương đương 2.500 tỷ đồng) để mua thêm 31% cổ phần và trở thành công ty mẹ của chuỗi trà sữa Phúc Long liệu có quá đắt?

 Masan đạt doanh thu thuần hơn 88 nghìn tỷ đồng năm 2021

Masan chi bạo mua lại Phúc Long với mục đích

Masan chi bạo mua lại Phúc Long với mục đích mua kiểm soát một doanh nghiệp. (Một quầy Phúc Long trong siêu thị Winmart+).

Masan chi 110 triệu USD (tương đương 2.500 tỷ đồng) để mua thêm 31% cổ phần và trở thành công ty mẹ của chuỗi trà sữa Phúc Long. Tập đoàn Masan sở hữu 51% cổ phần Phúc Long sau giao dịch này, qua đó nắm quyền chi phối và hợp nhất kết quả kinh doanh.

Trước đó, vào tháng 5/2021. Khi đó, doanh nghiệp này chi 15 triệu USD (tương đương 340 tỷ đồng) để nắm 20% cổ phần, đồng nghĩa định giá 75 triệu USD. Tính theo giao dịch mới đây, định giá Phúc Long đã là 355 triệu USD.

Nhiều người so sánh mức định giá 355 triệu USD, tương đương gần 8.000 tỷ đồng định giá của Phúc Long sau thương vụ mua lại của Masan với định giá của các công ty tương đồng niêm yết, nhất là VNM.

Đầu tiên cần phần biệt việc mua cổ phiếu theo thị giá niêm yết trên sàn với việc mua kiểm soát một doanh nghiệp. Nên không thể mang mức giá giao dịch trên sàn so với mức giá mua kiểm soát một doanh nghiệp có thương hiệu tốt như Phúc Long.

Ông Phan Lê Thành Long.

Ông Phan Lê Thành Long (Ảnh: Nguyễn Long)

Khi mua kiểm soát một doanh nghiệp như Masan thâu tóm Phúc Long, bên mua sẽ phải trả một mức giá cao hơn giá trị định giá của doanh nghiệp bị/được mua, phần giá trả cao hơn này gọi là phần bù kiểm soát (Control Premium) trả cho quyền kiểm soát một doanh nghiệp có thương hiệu lâu đời và nhiều tài sản vô hình không được ghi nhận trên BCTC.

Phép thử “nóng” của Phúc Long

Với Masan, việc xây dựng một thương hiệu chuỗi trà, cafe như Phúc Long để tích hợp vào chiến lược Point of Life trong chuỗi hàng tiêu dùng của mình có thể mất trên 10 năm. Nên để có lợi thế về thời gian trong hoàn thiện hệ sinh thái, việc mua lại công ty như Phúc Long là chiến lược hợp lý. Hơn nữa, Masan thực hiện chiến dịch thâu tóm này theo hai bước. Bước một mang tính thử nghiệm, mua 20%, tích hợp sản phẩm vào chuỗi Winmart xem khả năng cộng hưởng như thế nào. Bước hai là mua kiểm soát trên 50% vốn.

Câu chuyện này không mới. ThaiBev đã trả 5 tỷ USD cho 51% cổ phần để kiểm soát Sabeco với giá 320.000 đồng/cp. Sau đó giá SAB giảm còn quanh 230.000 đồng. Ai cũng bảo ThaiBev mua đắt. Nhưng người Thái không nghĩ thế, họ mua kiểm soát một công ty có thị phần Top2 của một quốc gia gần 100 triệu dân, tiêu thụ bia lớn. Sau này nếu muốn, ThaiBev có thể IPO mảng Beverage để kiếm về nhiều tiền hơn.

Và quan trọng là ThaiBev hay Masan có thể làm đó là tạo giá trị cộng hưởng (Synergy) cho công ty được mua bằng cách đưa vào sản phẩm mới, hệ thống phân phối/bán lẻ rộng khắp, thay đổi quản trị công ty nhằm tăng hiệu quả kinh doanh,… tức là 1+1 bằng 3, 5, 10, thậm chí bằng cả trăm chứ không phải là 1+1=2.

Vậy Masan bỏ 110 triệu USD cho 31% cổ phần Phúc Long có đắt?

Lịch sử thâu tóm của Masan cho thấy câu trả lời là không. Vinacafe Biên Hoà, Nước khoáng Vĩnh Hảo là những ví dụ tương tự thương vụ này. Và sau đó các công ty được mua đều cất cánh khi về tay tập đoàn có nhiều lợi thế kinh doanh hàng tiêu dùng này.

Liệu có trường hợp nào lợi dụng đẩy mức giá lên quá mức hay không? Câu trả lời đã từng có những trường hợp như vậy thậm chí là phổ biến. Chúng ta hiện đang nhìn thấy những điểm tích cực từ một thương vụ mua lại, ngược lại, chính trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp niêm yết với BCTC năm 2021 có nhiều doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận tăng, nhưng hoạt động kinh doanh chính không có, thậm chí sụt giảm. Lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết đến từ lợi nhuận tài chính, đánh giá lại, bán lại dự án… Khi có các giao dịch đó, doanh nghiệp đánh giá lại và đẩy khoản lợi nhuận khác thông qua đánh giá rất cao giá trị cộng hưởng, lợi thế thương mại… Nhưng thực tế không thu lại tiền do bán lại các dự án cho các công ty sân sau, đẩy định giá dự án rất cao.

Trong trường hợp Masan và Phúc Long có tính chất thật của giao dịch, trao đổi thực sự ngang giá. Masan mua Phúc Long là trường hợp hai bên đều có nhu cầu mua và bán thật với nhau, cùng đưa một mức định giá cho dù cao hay thấp, đây là một giao dịch có thật.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Masan bỏ 110 triệu USD cho 31% cổ phần Phúc Long: Trả giá có quá đắt? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713850255 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713850255 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10